CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 28.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .Trên dải đất phương Nam , từ khi Chúa Nguyễn Hoàng nghe theo câu " Hoành Sơn nhất đái - Vạn Đại dung thân " của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trải qua các triều của các Vua Nguyễn, người dân Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, mang theo hồn Thiêng của sông núi , mang theo những kiến thức Huyền môn của miền Bắc và Trung , đấu tranh liên lục mở mang bờ cõi . " Từ thủa mang gươm đi dựng nước - Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long " ( Huỳnh Văn Nghệ ). Đất Việt Nam địa linh , nhân kiệt mang hình chữ S tạo nên một bức địa đồ có hai mảng âm - dương kết hợp kỳ bí , là một Thánh địa Long tàng hổ phục. Nơi đây đã , đang và sẽ sinh ra biết bao nhiêu nhân tài , là điểm tập kết và hội tụ của rất nhiều hệ phái Huyền môn của nhân loại qua các dòng chảy của văn hóa, giao thương, truyền Đạo....
Huyền môn của Trung Hoa đã tập trung ở miền Bắc từ hàng ngàn năm trước . Các phái Huyền môn Trung Hoa như : Lỗ Ban, Mao Sơn , Chúc Do Khoa, Lỗ Ban Thái Thượng , Lỗ Ban sát Thần phù , Lỗ Ban 12 cửa, Lỗ Ban Cửu Khiếu, Lỗ Ban độc trùng ( Từ Vân Nam truyền vào ) , Lỗ Ban Cửu Thiên, Lỗ Ban Ngũ hành , Phù thủy....
Các dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam như Thái , HMông, Dao, Mường, Mán, Khơ Mú, Rục, ....đều có những Thày Mo, Thày Tào nắm rất chắc các thuật Huyền môn như Nèm, Chài, Thư , Thuốc, Trù, Ếm ...Các phái Huyền môn phát xuất từ phương Bắc và các dân tộc thiểu số miền bắc Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa, của các câu chú Đà La ni bằng chữ Phạn hay Tây tạng, các hình ảnh Phật, các chủng tử...được các nhà Huyền môn chế tác kết hợp với Đạo giáo Trung hoa thành ra trong Huyền môn miền Bắc , thường sử dụng những câu chú là chữ Hán , kết hợp với tiếng địa phương của mình, các lá Bùa bao giờ cũng kèm theo các ký tự hán ngữ theo kiểu chữ Bùa.
Trong đoàn quân Nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng ngày xưa, không thiếu những vị Pháp sư, Phù thủy, Đông y , mang trong mình những thuật Huyền môn của miền Bắc, khi vào Nam đã tiếp thu những tinh hoa Huyền môn từ các dân tộc Chăm , Ba Na, Ê Đê, Vân Kiều , Cờ Ho , Cơ Tu , Ra rai , KhMer .... Khi vào tới Nam bộ , lại giao thoa với những phái Huyền môn của Phật giáo Nam tông ( Therevada ) . Những phái Huyền môn của Phật giáo Nam tông có thể du nhập vào Nam bộ qua vùng rừng núi giáp ranh với Việt Nam như Lào, Campuchia, có thể đi theo thương thuyền từ Thái Lan, In đô nê chia, Philipin, Singapo... Các nước theo Phật giáo Nam tông trong Huyền môn thường hay sử dụng chú ngữ PaLi và Bùa Điển ( Không có các Hán tự ). Ta có thể kể đến những môn phái của Huyền môn Nam tông như : Lục cà Tha, Lục Giây, Mẹ Sanh, Mẹ Lục, Mẹ Đất, Mẹ Sroc , Gồng Trà Kha, Năm Ông , Ngũ công Vương Phật, Mẹ Ngũ hành , Phật Đen, Tổ Tóc Đanh, Tổ Xì Bích , Tổ vắt Khăn .....
Lại có những môn phái tại vùng Châu Giang là người Chăm có chú thuật bằng kinh Cô Ran cổ , dùng luyện Ngải, luyện thư , ếm. Một số môn phái còn tiếp thu những bí thuật từ PhiLípPin , In đô nê chia thờ Mẹ Đất , Thần Rừng, Thần Núi hay thờ những vị nửa người , nửa thú , kết hợp cả động thực vật thành một sức mạnh kỳ bí như Ắp Pla kết là thuật kết hợp giữa tinh tre gai và Thần Đất , Bo gẹt là kết hợp giữa râu con cọp và măng rừng tạo nên những liều thuốc cực độc, Chiêm Niền là thuật kết hợp giữa gai cá Ngạnh và lá rừng.
Ta hãy so sánh hai lá Bùa của nam Tông và Bắc tông sẽ thấy rất rõ nguồn gốc của chúng.
1/ BÙA BẮC TÔNG.
Bài Chú Chúc Quan Phù Sứ
Triệu Thỉnh Thượng Giới Thiên Tiên Trực Phù Sứ, Trung Giới Địa Tiên Trục Phù Sứ, Hạ Giới Ngoại Tiên Trực Phù Sứ, Kim Thời Phụng Sự Trực Phù Sứ, Thiên Lý Tầm Phù Danh Hương Thỉnh, Phi Vân Tẩu Vụ Ngoại Đàn Tiên, Đệ Tử Tâm Hương Thông Tam Giới, Thông Vấn Tam Giới Trực Phù Thần, Khoái Đổ Cửu Năng Tụ Thủ, Cá Cá Hàm Châu, Đồng Đầu Thiết Cảnh, Bất Úy Cường Ngư, Song Thủ Mỹ Ngọc, Mãn Phúc Văn Chương, Kinh Thiên Vĩ Địa, Tả Hữu Diện Khổng, Nhật Nguyệt Tranh Quang, Tả Cước Kính Thiên, Phi Vân Tùy Chi Hữu Tước Kính Thiên Tẩu Lộ Tùy Chi, Thủ Chấp Khai Văn Kiêm Đồng Phù Sứ, Túc Vãng Tiên Cung, Cảm Thỉnh Thần Tiên, Phùng Thánh Túc Yêu, Ngộ Tà Tứ Sát, Cao Tại Thanh Thiên Chi Thượng, Thâm Nhiệm Tàng Hải Chi Trung, Cận Tại Kỉ Tịch Chi Tiên, Viên Tại Cửu Châu Chi Ngoại.
2/ BÙA NAM TÔNG.
BA ÔNG TỔ LỚN NHẤT.
• Ề hế tế dá mặc mặc.
• Ề hế thế dái mặc mặc.
• Ề hế Bi li mặc mặc.
Bùa và chú Nam tông thường đơn giản và hiệu quả hơn.
Tới đây chúng ta có thể kết luận rằng : Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam , xuất phát từ miền Thất Sơn - An Giang , được các vị Thày của các tông phái Phật giáo miền Nam ( Bửu Sơn Kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao Đài, Hòa Hảo...) tiếp thu tinh hoa của nhân loại , kết hợp với các hệ phái Huyền môn Nam tông bắt nguồn từ các nước Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia, Mã lai, Phi Lip Pin, In đô ne chia ....tạo thành một phái Võ - Đạo mang đậm bản sắc địa phương. Phái Thất sơn Thần quyền là một môn phái Võ - Đạo của Việt Nam, hoàn toàn không phải là của Trung Quốc.
CÁC TRUYỀN THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
Tư liệu 1 :
" Đi tìm dấu vết võ học Thất Sơn: Thần quyền
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang ). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”.
Võ sư sáng lập
Theo một vài ghi chép, Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế), sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” - đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo. Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình.
Di ảnh của võ sư Hoàng Bá - truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn thần quyền ở An Giang - Ảnh do gia đình cung cấp
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn.Cho đến bây giờ, người dân vùng Bảy Núi vẫn còn truyền miệng câu chuyện về một đạo sĩ già có phàm danh “ông Đạo Ngựa”. Do hành tung ông rất bí ẩn nên không ai biết chính xác danh tính của ông, cũng không biết nơi ông sinh sống. Chỉ biết rằng mỗi tháng một lần, ông cưỡi ngựa xuống chân núi Sam (Châu Đốc) để đổi gạo. Một lần chứng kiến cảnh dân nghèo bị cướp, ông ra tay can thiệp. Nhìn thấy một ông lão gầy nhom, râu tóc bạc phơ, bọn cướp phá lên cười. Thế nhưng khi bọn chúng vung dao xông vào vây chém thì ông lão gầy guộc trở nên hết sức nhanh nhẹn. Vừa tránh những đường dao chí mạng, tay nắm dây cương ngựa, chân liên tục tung cước khiến cả bọn té sấp dưới đường. Bọn cướp tháo chạy, ông thoắt lên lưng ngựa, ngược dốc núi trở về và biến mất giữa rừng già. Về sau, người ta mới biết ông chính là một trong những đệ tử chân truyền của TSTQ đã mai danh ẩn tích, tu tại một hang động bí ẩn ở núi Sam. Nhưng cũng từ đó ông “Đạo Ngựa” không còn xuất hiện và không ai tìm được ông nữa.
Võ sư Phan Thanh Thuận, đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá - Ảnh do nhân vật cung cấp
Truyền nhân cuối cùng .
Chúng tôi cất công lần theo dấu vết truyền thuyết trên khắp vùng Bảy Núi trong một thời gian dài, nhưng vẫn không gặp được truyền nhân nào của TSTQ. Trong khi lân la trò chuyện với các võ sư thuộc Trung tâm huấn luyện TDTT tỉnh An Giang, chúng tôi được biết có một vị võ sư già trước đây là đệ tử của phái Thất Sơn. Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến tận nhà thì tiếc là vị võ sư ấy đã qua đời ở tuổi 71 (năm 2010). Đó chính là võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang.
Võ sư Hoàng Bá vốn rất nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam từ những năm trước 1975. Ông Bảy Sang (85 tuổi, chú ruột võ sư Hoàng Bá) cho biết dòng họ ông không có truyền thống võ đạo. “Thuở nhỏ, cha nó bắt phải đi học chữ, nhưng do mê võ nên thằng Truyền chỉ học chữ buổi sáng, đến buổi chiều nó lén đi học võ với các sư phụ Tư Ngộ, Hai Tỷ ở gần nhà. Năm 16, 17 tuổi, nó đã đi thi đấu võ đài”, ông Bảy Sang nói.
Mặc dù võ nghệ đã khá, chàng thanh niên Trần Kim Truyền vẫn lén gia đình tìm đến vùng Bảy Núi tầm sư học võ và trở thành đệ tử chân truyền chính tông cuối cùng của TSTQ. Tuy nhiên, thuở sinh tiền, võ sư Hoàng Bá cho biết ông chưa lĩnh hội được “thần quyền” thì sư phụ đã cho xuất sơn xuống núi. Biết “duyên phận” chỉ đến đó nên ông cũng không thể cưỡng cầu. Sau đó, ông về mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá. Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. Bởi vậy, cha thằng Truyền không đồng tình cho nó theo nghiệp võ”, ông Bảy Sang nhớ lại.
Năm 1960, trong một trận đấu tranh giải khu vực Đông Nam Á, võ sư Hoàng Bá bất ngờ đối mặt đồng môn là võ sĩ Nosar của Campuchia - một truyền nhân của TSTQ. Trận đấu sau đó đã được dừng lại vì trong 9 điều thệ của đệ tử TSTQ có cấm đồng môn tương sát. Cũng từ đó, đệ tử TSTQ khắp nơi tề tựu về Long Xuyên để chấn hưng lại môn phái. Trong số 10 võ sư gạo cội thì chỉ có 1 người được truyền thụ “thần quyền”, nhưng chưa kịp truyền dạy cho đệ tử nào thì ông này đã qua đời. Riêng võ sư Hoàng Bá sau đó lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Có một thời gian dài, võ sư Hoàng Bá còn làm huấn luyện viên môn võ cổ truyền cho các võ sĩ tại Trung tâm TDTT tỉnh An Giang đi thi đấu đạt nhiều thành tích cao. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện cũng đang là huấn luyện viên võ cổ truyền tại trung tâm này. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế... " - Mai Tuyết.
* Theo tài liệu của dienbatn về vấn đề này như sau : ( Đây chỉ là tài liệu chép lại - Không phải là quan điểm của dienbatn ).
Thất sơn Thần quyền có tại Việt nam từ cuối thế kỷ 19 , nhưng sự ra đời và phát triển bước đầu tại Huế . Người sáng lập và truyền bá các bí quyết của môn phái là Võ sư Ngọc Lộ - tự là Ngọc Sơn - Sinh tại làng Ngọc Anh - Phú Vang - Huế. Đầu năm 1958, vào 14/2 , võ sư Trần Ngọc Lộ được Thần linh tại miếu Ngọc Quối báo mộng : Con có thiện duyên được nhiều vị Thần hỗ trợ , phải đích thân tầm sư học Đạo ".
Tiếp đến ngày 15/4 cùng năm , vị Thần lại xuất hiện và báo mộng lần thứ 2. Sau lần này Ngọc Lộ tự phát nguyện ra đi tìm Sư phụ học Đạo.
Sau ngiều ngày tìm tòi , ngày 20/5/1958. Trần Ngọc Lộ đã đến khu vực Thất Sơn - thuộc An Giang . Trước khi vào núi quy y thọ phái, Ngọc Lộ đã đứng tại khu vực Núi Cấm 3 ngày cầu Đạo và cuối cùng đã được một phật tử của Phật Thày Tây An tiếp nhận và đưa vào Núi Sam. Tại đây , Thày đã có thiện duyên gặp Phật , thày có kể lại những giấc mộng của mình và Phật Thày cũng đã biết trước được những gì Thày định kể.
Trong thời gian thọ giáo tại Núi Sam, Ngọc Lộ đã quyết tâm , miệt mài tiếp thu những bùa phép huyền bí của bản môn do Phật Thày Tây An truyền thụ. Trong vòng 6 năm , Ngọc Lộ đã quán triệt được hầu hết chương trình học tập của Phật Thày chỉ dạy và Phật Thày đã quyết định cho Ngọc Lộ hạ sơn . Ngày 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn ( 1964 ) , Phật Thày đã cho Ngọc Lộ hạ sơn và trở về quê quán.
Về đến quê, Ngọc Lộ vẫn âm thần luyện tập , tu luyện tại miếu cây Ngọc Quối làng Vĩ Dạ - Thành phố Huế. Chưa đầy một năm từ khi về quê, Ngọc Lộ nóng lòng muốn truyền thụ pháp thuật của bản môn nên đã thu nhận một số đệ tử . Rất nhiều chướng ngại đã đến với Ngọc Lộ và gia đình , nhưng thày vẫn chấp nhận hy sinh cuộc đời của mình , được cứu khổ cho con em , đồng bào mình, hy vọng những học trò của mình sẽ trở thành những người có đức độ , cứu khổ cho xã hội.
Ngày rằm tháng 2 là một đêm tối trời, Ngọc Lộ cùng gia đình đã được chứng kiến cảnh một vầng hào quang sáng rực từ ngoài bay đến bàn thờ Phật . Đó chính là lúc Phật bà nhập nội, đúng như Phật Thày Tây An truyền dạy khi Ngọc Lộ hạ sơn. Ngọc Lộ phát nguyện lập bàn thờ Phật bà, bàn thờ Tổ , nguyện tịnh trai và đặt tên môn phái là THẤT SƠN THẦN QUYỀN. Từ ngày lập ban thờ và tịnh trai, mọi kiếp nạn của Ngọc Lộ đều qua hết. Chỉ trong vòng 10 tháng, số môn sinh ở Huế đã lên tới 600 người , chưa kể ở những nơi khác. Ban huấn luyện lúc đó bao gồm :
* Anh Việt là trưởng tràng , phụ trách huấn luyện lúc Thày đi vắng.
* Anh Thắng huấn luyện tập sự tại bàn thờ Tổ.
* Bác Chiên là huấn luyện viên tập sự kiêm thủ quỹ của môn phái.
* Chú Bích là thư ký và là tùy viên của Thày.
Ban huấn luyện tập trung phát triển tại bàn Tổ, còn những việc ở xa là do Thày và anh Việt phụ trách. Ngày giỗ Tổ đầu tiên được chọn là 3 ngày 14- 15-16 tháng 12 âm lịch năm Kỷ Mùi ( 1967 ). Suốt 3 ngày đó , môn sinh đông đúc đã làm náo động thành phố Huế. Tiếp đó ngày 25 cúng Tổ xong, Thày và đệ tử vào Thuận An để thiết lập bàn thờ Tổ của chi nhánh thứ 2 cho các môn sinh miền duyên hải do anh Trọng đảm nhiệm.
Ngày 30/12 năm 1967, các đệ tử ở 4 phương đều đến Tết Thày và lần lượt trở về nhà.
Tuy nhiên từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 7 tết Mậu Thân, thành phố Huế chìm trong máu lửa của cuộc tổng tấn công . Tới ngày mùng 8 Tết chiến sự mới tạm ngưng.
Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy tại Huế này, võ sư Trần Ngọc Lộ , bác Đoàn Văn Thiên ( ở La Hỉ - là một huấn luyện viên ), anh Trần Văn Việt là trưởng tràng, anh Đỗ Viết Thắng phụ trách bàn thờ Tổ đều ra đi trong kiếp nạn của mình, bỏ lại đằng sau một sự nghiệp vừa mới hình thành , một lớp đệ tử còn non nớt. Sau biến cố Mậu Thân 1968, võ sư Trần Ngọc Lộ chỉ còn để lại cho lớp đệ tử của mình một ban thờ Tổ để các môn đệ lễ Phật, lễ Tổ, một khuôn in Bùa thức ăn và 1 khuôn in khăn ấn tối thượng , toàn bộ sổ sách , binh thư ghi chép bí quyết thần bí của môn phái Thất Sơn Thần quyền. Tất cả những vật đó được con trai của Thày là Trần Ngọc Khoa ở thành phố Huế lưu giữ.
Tư liệu 2 .
Huyền thoại về Thất Sơn Thần Quyền .
Năm 1859, Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam kỳ Lục tỉnh (Nam bộ). Một giai đoạn bi thảm bắt đầu trên vùng đất mới khẩn hoang chưa lâu lắm. Triều đình nhà Nguyễn bất lực trước sự xâm lăng ngang ngược của thực dân Pháp đã lên tục nhượng bộ cắt đất, bất lực ngồi nhìn súng đạn thực dân thôn tính miền Nam, sau đó thôn tính và đặt ách đô hộ lên toàn nước Việt. Nhiều bậc trung quân ái quốc tức giận kháng mệnh triều đình. Nhiều chí sỹ tựu quân kháng chiến cứu nước.
Vùng Bảy Núi, tức Thất Sơn (hiện nay thuộc tỉnh An Giang) trở thành căn cứ địa của các lực lượng nghĩa quân Nam Bộ. Thật ra, Thất Sơn có đến 10 ngọn núi nhưng thời vua Tự Đức chỉ đặt tên cho 7 ngọn tượng trưng cho 7 linh huyệt gồm: Anh Vũ Sơn (Núi Kéc), Thiên Cẩm Sơn (Núi Cấm), Ngũ Hồ Sơn (Núi Dài), Liên Hoa Sơn (Núi Tượng), Thủy Đài Sơn (Núi Nước), Ngoạ Long Sơn (Núi Dài Văn Liên), Phụng Hoàng Sơn (Núi Tô).
Do địa điểm hiểm trở, dãy nối dãy, ngọn liền ngọn, rừng rậm hoang vu nên vùng núi này có nhiều loại thực vật, động vật cực kỳ bí hiểm. Cọp beo, rắn rết cùng những loại cây ăn thịt (dân gian gọi là ngãi) đã khiến nhiều người bỏ mạng mất xác khi cố tình thâm nhập. Trước sức mạnh vũ khí hiện đại của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân chỉ có binh khí thô sơ và lòng quả cảm. Những người chỉ huy phải sử dụng đến “vũ khí tâm linh”. Võ phái Thất Sơn thần quyền ra đời từ đó. Để giữ bí mật nơi trú ẩn, nghĩa sỹ kháng chiến đã lợi dụng sự kỳ bí của tự nhiên, lợi dụng địa thế hoang vu hiểm trở của rừng rậm, núi cao thêu dệt nên những câu chuyện linh thiêng nhằm để tiếp thêm sức mạnh cho binh sỹ và uy hiếp kẻ thù.
Hiện nay, truyền nhân duy nhất và cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền là võ sư Hoàng Bá, cư ngụ tại cầu Tầm Bót, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đã hơn 75 tuổi, gần 20 năm nay, võ sư Hoàng Bá đóng cửa võ đường, không thu nhận đệ tử nữa. Điều đáng tiếc là võ Sư Hoàng Bá, tuy là truyền nhân nhưng không phải là chưởng môn nên không lĩnh hội được hết tuyệt chiêu của Thất Sơn Thần Quyền. Ông cho biết, người trưởng môn duy nhất và cuối cùng của võ phái, nắm giữ tất cả tuyệt chiêu là ông Đạo Ngựa tu luyện ở núi Sam, Châu Đốc.
Võ sư Hoàng Bá chỉ là truyền nhân của một bản sao Thất Sơn Thần Quyền. Vì vậy, ông chỉ lĩnh hội được một số tuyệt kỹ thuộc về phần “dương công” của Thất Sơn Thần Quyền, chứ không nắm không nhiều những bí quyết về phần “âm công”. Võ sư Hoàng Bá đánh giá: “Thất sơn thần quyền là một môn phái cận chiến thực dụng, chỉ hữu ích trong chiến đấu thuở gươm đao xưa. Người võ sinh có những phương pháp luyện tập dị biệt. Vì bài quyền không có lời thiệu nên bị tam sao thất bổn. Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin huyền bí để tạo sự tự tin, bình tĩnh. Trong chiến đấu, sự tự tin, bình tĩnh chiếm 50% thắng lợi”. Thất Sơn Thần Quyền chính tông là một phái võ đặc dị gồm 2 phần: Quyền và Thuật. Quyền là phần “dương công” gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần “âm công” huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Vì môn qui, người đệ tử duy nhất được chọn kế thừa trưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần “âm công”. Tương truyền, võ sinh Thất Sơn Thần Quyền chính phái có tuyệt chiêu gọi hồn nhập xác. Khi giáp chiến võ sỹ chỉ sử dụng quyền thế trong dương công để tấn công đối phương. Nếu gặp đối thủ lợi hại, võ sỹ dùng huyền thuật gọi hồn một vị thần giỏi võ nhập xác vào võ sỹ trợ giúp.
Vào năm 1967, những người cao niên sinh sống dưới chân Núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vẫn còn thấy một đạo sỹ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi. Hàng ngày, vị đạo sỹ này cưỡi ngựa xuống núi trao đổi lương thực với người dân quanh vùng.
Vị đạo sỹ này rất kiệm lời nên không ai biết thân thế, tên tuổi của ông. Ông không bao giờ rời lưng ngựa. Điều đáng quan tâm là, hình dáng ông trông rất ốm yếu, lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa.
Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp. Đó là lần đầu tiên người ta thấy ông rời lưng ngựa. Toán cướp thấy ông ốm yếu xông vào toan đánh đập. Không ngờ chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông rùng mình một cái rồi sau đó như điên loạn.
Ông bay vèo đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại. Ông ung dung lên ngựa trở về núi. Một ông già ốm yếu đánh gục toán cướp khỏe mạnh lại có vũ khí trong tay khiến nhiều thanh niên thán phục. Họ rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Tuy nhiên, có một người thanh niên quyết tâm tìm ông cho được. Người thanh niên này bò lên đỉnh núi Sam tìm nơi ngồi thiền lâm râm khấn: khi nào gặp được sư phụ mới chịu xuống núi. Sau hai ngày chịu nắng mưa, đói khát giữa rừng sâu núi thẳm, người thanh niên ấy ngất xỉu. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong một hang động. Kể từ ngày đó, người thành niên ấy trở thành đệ tử chân truyền của Đại sư Đạo Ngựa. Ngoài Hoàng Sơn còn có một tiểu đồng tên Ba giúp ông Đạo Ngựa nhang khói. Trong những ngày thụ đạo, người thanh niên ấy mới biết sư phụ mình là đệ tử kế thừa trưởng môn Thất Sơn Thần Quyền của Nam Cực Đường. Nam Cực Đường của Đại sư Bảy Do lập năm từ đầu thế kỷ 20 đào tạo nghĩa sỹ kháng Pháp. Năm 1917, quân Pháp bao vây bắt Đại sư Bảy Do đày ra Côn Đảo. Năm 1926, tạo nhà lao Côn Đảo, Đại sư Bảy Do cắn lưỡi cho máu chảy đến chết. Học được gần 1 năm, đã hết phần “dương công” chuẩn bị bước sang phần “âm công”, người thanh niên ấy xin về nhà giỗ cha. Giỗ cha xong, khi trở lại núi Sam, người thanh niên không tài nào tìm được hang động cũ. Nghĩ rằng sư phụ muốn lẩn tránh mình, người thanh niên ấy đành lại tạ hư không rồi xuống núi. Từ ngày đó cũng không ai còn thấy bóng dáng ông Đạo Ngựa một lần. Ông mất hút giữa rừng núi thiêng. Người thanh niên ấy chính là lão võ sư Hoàng Sơn. Năm 1960, trong một trận thi đấu tranh giải võ thuật khu vực Đông Nam Á, võ sỹ Hoàng Sơn đại diện đoàn Việt Nam đấu với võ sỹ Kh’mer tên là Nosar. Vào hiệp một, chỉ sau vài chiêu giao đãi, võ sỹ Sonar xin dừng trận đấu vì nhận ra đồng môn. Hóa ra, Nosar cũng là đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền. Năm 1970, ông Nosar trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng võ thuật Campuchia đã đào tạo ra những võ sỹ “thần quyền” nổi tiếng Campuchia như Nosar Long, Nosar Lieng. Hóa ra Nosar là truyền nhân mấy đời của ông Cử Đa ở Tà Lơn.
Thời điểm đó, đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh đang sưu tầm tuyệt kỹ công phu của các môn phái võ Việt Nam đã phát hiện võ sỹ Hoàng Sơn là truyền nhân của Thất Sơn Thần Quyền. Năm 1968, đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh tìm đến tận nhà Hoàng Sơn đề nghị qui tựu những người hiểu biết về Thất Sơn Thần Quyền để sưu tầm một môn phái đã bế truyền.
Do chưa được truyền thụ phần “âm công” tức phần “thần” mà chỉ biết phần “dương công” tức phần “quyền” nên Hoàng Sơn chỉ dám trương cờ Thất Sơn Võ Đạo tại Long Xuyên. Lá cờ nên đó có thêu hình 7 ngọn núi màu đen. Đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh đứng chân tạo đó làm cố vấn cho Thất Sơn Võ Đạo.
Mục đích của Thất Sơn Võ Đạo là quy tựu các đồ đệ đồng môn tứ tán khắp nơi về để thống nhất các chiêu thức, các bí thuật “âm công” và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Chỉ trong một thời gian ngắn, 10 võ sư từ các nơi nghe tin đã quy tựu về góp sức, gồm: Nguyễn Thành Diệp, Phùng Vũ Châu (Tư Tiếp), Nguyễn Giầu, Nguyễn Thọ, Nguyễn Thôi, Lê Đình Tây, Trần Văn Tủy, Lê Minh Nho, Sáu Rẩm, Hoàng Bá (trẻ tuổi nhất).
Trong số 12 thành viên, Đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh và đại lão võ sư Nguyễn Thành Diệp cao niên nhất. Đại lão võ sư Nguyễn Thành Diệp là người may mắn nắm giữ được nhiều bí quyết phần “âm công” nhất. Tiếc rằng, đại lão võ sư Nguyễn Thành Diệp chưa kịp hệ thống lại các bí quyết thì qua đời năm 1970. Những bí ẩn của Thất Sơn Thần Quyền xem như chìm vĩnh viễn vào hư vô.
Tuy không còn lưu giữ được các bí thuật huyền diệu nhưng kể từ ngày thành lập, Thất Sơn Võ Đạo cũng đào tạo được rất nhiều võ sỹ nỗi tiếng khắp Châu Á. Tất cả những trận thư hùng khu vực giữa các võ đường danh tiếng Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Indo, Philipin đều có mặt võ sỹ Thất Sơn Võ Đạo.
Trận giao đấu tốn nhiều giấy mực của các ký giả thể thao miền Nam lúc ấy là trận Hoàng Thọ, đệ tử của võ sư Hoàng Sơn (môn phái Thất sơn Võ Đạo) đấu với võ sỹ Tinor (Môn phái Trà Kha) vào năm 1973 trong đại hội võ thuật tại Sài Gòn. Tinor là võ sỹ Lào được báo chí đặt cho biệt danh “Cọp bay” bởi chiêu song cước. Nhiều võ sỹ đã phải đo ván bởi cú đá bay nhanh như chớp và chính xác như công thức của võ sỹ này.
Trận trước, “Cọp bay” Tinor thi đấu với võ sỹ Dương Văn Me (sau này là võ sư Huỳnh Tiền). Khi mới vào kẻng, võ sỹ Dương Văn Me chưa kịp chuẩn bị, “Cọp bay” Tinor đã bay người tung cú đá từ phía sau. Dương Văn Me bị gãy xương sườn, trọng tài xử thua.
Dưới khán đài, một cuộc ẩu đả xảy ra giữa hai phe cổ động viên. Bất phục, võ sỹ Hoàng Thọ nhảy lên võ đài thách đấu với “Cọp bay” Tinor (lúc ấy luật thi đấu võ thuật cho phép thách đấu). Cuộc thách đấu được các đại lão võ sư cả hai phía chấp nhận thiết lập để vãn hồi trật tự dưới khán đài. Do đó là trận thách đấu nên được Ban Tổ chức thu xếp vào ngày cuối cùng và năm ngoài giải đấu.
Khi võ sỹ Hoàng Thọ và “Cọp bay” Tinor thượng đài, ai cũng ái ngại cho Hoàng Thọ. Lúc đó, Hoàng Thọ chỉ là một võ sỹ chưa tên tuổi lại thấp hơn “Cọp bay” Tinor một cái đầu.
Vào hiệp 1, “Cọp bay” Tinor xông lên áp đảo Hoàng Thọ vào góc đài. Chờ Hoàng Thọ lúng túng trong góc chết, “Cọp bay” Tinor tung một cú đá thốc từ dưới bụng lên. Hoàng Thọ dính đòn bật ngửa. Ai cũng tưởng Hoàng Thọ nằm vĩnh viễn trước cú đá bạt sơn của võ phái Trà Kha nỗi tiếng về chuyện mình đồng da sắt.
Không ngờ Hoàng Thọ tung mình đứng lên, mặt đỏ au, mắt trợn ngược, tóc tai dựng đứng, tay chân vung đánh loạn xạ không theo một bài bản nào. “Cọp bay” Tinor vừa chống đỡ vừa lùi ngược. Hoàng Thọ thét một tiếng rồi vung chân đá thẳng vào hàm Tinor. Tiếng xương hàm vỡ phát ra cùng lúc với tiếng kẻng kết thúc hiệp 1. Tinor đầu hàng.
Ngay trong ngày, Tinor được đưa về võ quán ở Lào để điều trị rồi chết sau đó vài tháng. Hoàng Thọ trở nên nổi tiếng với bài “Thần quyền giáp chiến” của Thất Sơn Võ Đạo. Đó là một trong số 3 bài quyền còn nguyên vẹn phần quyền (võ) lẫn thuật (phép).
Lần theo sử liệu .
Theo hướng dẫn của võ sư Hoàng Bá, chúng tôi tìm đến Học Lãnh Sơn để gặp một đạo sỹ chỉ có cái tên duy nhất là ông Ba. Ông Ba cất một cái am u tịch giữa lưng chừng ngọn Học Lãnh Sơn để luyện đạo. Ông Ba đã 99 tuổi. Thuở thiếu niên ông Ba làm tiểu đồng cho ông Đạo Ngựa để học đạo. Sau vài câu giao đãi, ông Ba trầm ngâm lần tràng hạt, suy tưởng về quá khứ.
Ông cho biết, ông không học võ thuật mà chỉ học đạo. Ông xác nhận vào thời gian theo ông Đạo Ngựa học đạo có một người tên Sơn được ông Đạo Ngựa truyền thụ “võ thần”. Tuy không học võ nhưng ông Ba được sư phụ kể cho nghe về xuất xứ môn võ này.
Ông Ba khẳng định, những tổ sư môn võ thần này không đặt tên gọi nhưng do có xuất xứ từ vùng 7 núi linh thiêng nên người đời gọi là Thất Sơn Thần Quyền. Môn võ này có 4 phần luyện là tam đạo nhất thần: Tu tâm dưỡng tính gọi là tâm đạo, định thần dưỡng khí gọi là thể đạo, luyện thân tráng kiện gọi là quyền đạo. Phần luyện thứ tư gọi là luyện thần.
Ông cho biết thêm, tổ sư của môn phái võ này chính là Chàng Lía, một lãnh tụ kháng chiến chống triều đình trước thời kháng Pháp. Chàng Lía chỉ huấn luyện cho nghĩa binh phần tam đạo chứ chưa có phần nhất thần.
Khi phong trào kháng chiến của Chàng Lía bị triều đình đàn áp, giải tán, một đại đệ tử là Hải Đề Long dẫn một số đệ tử chạy trốn từ phía Bắc vào Nam trú ở vùng núi Tô Châu lánh trần tu tịnh. Trong số đệ tử có một người tên Nguyễn Văn Đa rất giỏi.
Thời Thiệu Trị cuối cùng, Nguyễn Văn Đa thi đậu võ cử nên được gọi là Cử Đa.
Ngày 20 tháng 6 năm 1867, quân Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Sau đó, tiến lên huy hiếp thành Châu Đốc, buộc Tổng đốc Phan Khắc Thận phải đầu hàng. Tỉnh An Giang mất vào tay Pháp vào ngày 22 tháng 6 năm 1867. Trần Văn Thành không hàng Pháp mà mang quân qua Rạch Giá, hỗ trợ kháng chiến quân của Nguyễn Trung Trực.
Trần Văn Thành sinh năm 1920 ở ấp Bình Phú, làng Bình Thạnh Đông, tổng An Lương, quận Châu Phú Hạ, tỉnh Châu Đốc (nay thuộc xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Năm 1840, ông gia nhập quân đội nhà Nguyễn được cử làm suất đội trong chiến dịch giải giáp Nặc Ông Đôn (em vua Cao Miên, khởi quân chống lại Việt Nam). Năm 1845, ông được thăng làm Chánh quản cơ, coi 500 quân, đóng quân ở Châu Đốc để giữ gìn biên giới phía Tây Nam.
Tháng 6 năm 1968, Nguyễn Trung Trực đánh chiếm được đồn Kiên Giang mấy ngày, thì bị quân Pháp tổ chức phản công. Do địch được trang bị vũ khí vượt trội nên Nguyễn Trung Trực rút lui ra Hòn Chông, còn Trần Văn Thành thì dẫn lực lượng của mình vào Láng Linh – Bảy Thưa dựng trại, khai hoang, luyện quân và rèn đúc vũ khí chờ thời cơ. Đó là khoảng thời gian hình thành môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền.
Khi triều đình nhu nhược trước quân Pháp, ông Cử Đa thất vọng từ quan về vùng Thất Sơn đứng dưới cờ kháng chiến của nghĩa quân Trần Văn Thành (quản cơ Trần Văn Thành) vào năm 1862. Lúc ấy nghĩa quân Trần Văn Thành trú đóng dưới chân núi Liên Hoa Sơn (căn cứ Láng Linh – Bãi Thưa) lập căn cứ kháng chiến lâu dài.
Láng Linh – Bãi Thưa là hai cánh đồng rộng nằm liền kề, có nhiều đầm lầy, lau sậy và vô số cây thưa um tùm tăm tối. Căn cứ chính của Trần Văn Thành có tên là Hưng Trung doanh, đặt tại trung tâm rừng Bãi Thưa (nay thuộc xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú, An Giang).
Ông Cử Đa trở thành người huấn luyện võ thuật cho quân kháng chiến. Trong khi quân Pháp sử dụng vũ khí hiện đại, quân kháng chiến chỉ có các loại đao, thương và súng tự chế. Để trấn an tinh thần nghĩa quân, thủ lĩnh nghĩa quân Trần Văn Thành giao cho Ngô Lợi huấn luyện phép thuật.
Nhằm tạo niềm tin, thu hút nhiều quần chúng tham gia kháng chiến, Ngô Lợi đem nền tảng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương lập một tôn giáo mới có tên gọi là Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Những tín đồ được Ngô Lợi phát bùa đeo nhằm… chống đạn. Ông Ngô Lợi còn dùng sấm truyền để tín đồ tin rằng sắp đến ngày tận thế (đồng khởi), ma quỷ (quân Pháp) đã hiện ra đầy đường và núi Cấm sắp mở hội “Long Hoa”.
Chỉ trong một thời gian ngắn, người dân khắp đồng bằng bồng bế gia đình kéo về vùng kháng chiến Láng Linh nườm nượp. Ngô Lợi phải chia đất cho tín đồ cất nhà, lập làng và tổ chức khai hoang lập ruộng sản xuất lấy lương thực nuôi quân. Theo lệnh của Quản cơ Trần Văn Thành, ông Ngô Lợi còn bày cách cho tín đồ đóng ghe nhiều chèo phục vụ cho chiến đấu.
Sau một thời gian dài chuẩn bị, năm 1872, Trần Văn Thành chính thức phất cờ chống Pháp, lấy hiệu là Binh Gia Nghị. Nghe tin, Pháp cử chủ tỉnh người Việt tên Trần Bá Lộc đưa mật thám xâm nhập căn cứ.
Năm 1873, sau khi nắm rõ tình hình nghĩa quân, Trần Bá Lộc dẫn quân Pháp đánh vào Bảy Thưa. Ông Trần Văn Thành tử trận. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Quân Pháp tàn sát, giết hại, đốt làng của tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Ông Ngô Lợi thoát nạn, sau này quay trở về Láng Linh tiếp tục chiêu mộ nghĩa quân dưới danh nghĩa tôn giáo chờ thời cơ. Khi quân Pháp càn quét vào vùng căn cứ, một trong những đệ tử của Bổn sư Ngô Lợi đã dùng một chiếc ghe nhiều mái chèo theo sông Cái ra biển đào thoát về tận vùng núi Long Sơn ở Bà Rịa lập nên đạo Ông Trần.
Riêng ông Cử Đa cải trang thành một vị sư lấy tên là Sư Bảy, giả điên khùng, lưu lạc nhiều nơi để tránh sự truy lùng của quân Pháp. Có lúc ông phái lánh sang Campot,Campongtrach, đến núi Tà Lơn tức Bokor (Campuchia).
Đến năm 1896, ông Cử Đa mới dám trở về vùng núi Cấm lập am ẩn danh. Năm 1896, khi rời Campuchia về nước, ông Cử Đa tìm gặp Đức Bổn sư Ngô Lợi để bàn chuyện tiếp tục đánh Pháp. Nhưng vị tu sỹ này từ chối do chưa đến thời cơ. Thất chí Cử Đa về vùng rừng Tri Tôn lập chùa Năm Căn qui ẩn.
Riêng làng An Định, nơi được xem là thủ phủ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với ngôi chùa Tam Bửu và Phi Lai do chính Ngô Lợi tạo dựng, quân Pháp bố ráp xóa làng 5 lần nhưng không xóa được lực lượng nghĩa quân này.
Sau khi Ngô Lợi bị bệnh qua đời, những kháng chiến quân trong đội ngũ tín đồ vẫn tiếp tục rèn luyện võ nghệ chờ thời cơ đánh Pháp. Nhưng do không còn người lãnh đạo, lực lượng này mai một dần.
Một thời vang bóng
Khi nhập môn, võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền học bài vỡ lòng là bài khấn tổ: Nam mô tổ sư tam giáo đầu sư Dương Gia, Chàng Lía, cha Hồ, chúa Nhẫn, tổ sư Hải Đề Long núi Tô về cảm ứng nhậm lễ chứng miên cho đệ tử…”.
Sau đó, người võ sỹ được học những bài chú kêu gọi các đấng siêu nhiên nhập xác (như lên đồng) ứng chiến gọi là chú “thỉnh tổ”: “Nam mô thập hương chư phật, chư vị đại thần đại thánh đại hải, chư vị bồ tát…thập bát la hán, bát quái tổ sư… Án Lỗ ban tiên sư phù, Lỗ Ban đại sát, dụng hưng yên bất dụng hương đăng hoa quả vật thực chơn hình trợ kỳ đệ tử thần tự…hội Tà Lơn Thất Sơn, 5 non, 7 núi, rừng rú, tổ lục, tổ lèo, tổ xiêm, tổ mọi, tổ chà đồng lai đáo hạ hộ giá quang minh, chấp kinh trì chú cứu thế trợ dân cấp cấp như luật lịnh sắc”.
Điều này cho thấy các nghĩa quân kháng chiến ngày xưa đã áp dụng bùa Lỗ Ban có xuất xứ từ Trung Quốc vào hệ thống “âm công” của Thất Sơn Thần Quyền.
Về quyền thế, Thất Sơn Thần Quyền có nhiều bài hay như: Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Mãnh hổ tọa sơn… Vào thập niên 1960, Thất Sơn Thần Quyền kể như không tồn tại nữa mà chuyển thể thành Thất Sơn Võ Đạo. Thất Sơn Võ Đạo là những quyền thế dương công của Thất Sơn Thần Quyền. Tuy không còn yếu tố huyền linh nữa nhưng Thất Sơn Võ Đạo cũng tạo được tiếng vang trong làng võ Nam Bộ thời ấy.
Thời điểm này, phong trào võ thuật vùng Nam Bộ rất sôi động, nơi nào cũng có võ đường Thần Quyền: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên. Nhiều võ sư tạo được tiếng vang nhờ đào tạo được những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài. Đến tận ngày nay, những võ sư ấy vẫn còn được nhiều người nhắc như: Hai Diệp, Mười Nho, Nguyễn Mách, Út Dài, Thiên Đường.
Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kông. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài.
Báo chí thể thao dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ Thần Quyền như: Võ sỹ Minh Sang có đường quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn có cú đấm nhanh như chớp và cú húc chỏ “hồi mã thương”, võ sỹ Chhit Sarim (người Campuchia theo học Thần Quyền).
Trong một trận thư hùng giữa võ sỹ Trần Mạnh Hiền Việt Nam đấu với võ sỹ Hồng Kông là Châu Đạt Vinh Hồng Kông, môn đệ của Vịnh Xuân Quyền xảy ra năm 1973 khiến báo chí thể thao miền Nam lúc đó tốn khá nhiều công sức bình luận. Trong đợt thi đấu này võ sỹ Trần Mạnh Hiền đã thắng tuyệt đối bằng một cú đá thần sầu ở hiệp ba khiến khán giả hâm mộ võ thuật sôi sục. Ngày nay, những võ sỹ thuở ấy đã trở thành đại võ sư.
Ngày nay, Thất Sơn Thần Quyền chỉ còn là ký ức của những võ sư miệt đồng bằng sông Cửu Long. Dù không ai chứng minh được sự mầu nhiệm của môn phái này nhưng xuất xứ của Thất Sơn Thần Quyền gắn liền với một trang sử hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt. Đó là điều cần ghi nhận.( Nông Huyền Sơn ).
Một danh sư Thất Sơn võ đạo đã mai danh tại Long Xuyên, cho biết: “Ngày xưa (đầu thế kỷ 20) tỷ thí võ đài không như bây giờ. Do nhiều hệ phái, chi phái xuất sơn hoà nhập với cộng đồng, ai cũng muốn phái của mình là đệ nhất võ lâm nên các võ sư thường tổ chức tỷ thí võ đài để tranh ngôi cao thấp. Vì vậy, nhiều cuộc thư hùng tranh tài cao thấp đã diễn ra”.
Thông thường, các võ sỹ không bao giờ dám tỷ thí võ đài nếu không có sự đồng ý của sư phụ.
Tỷ thí võ đài ngày xưa khác xa với đấu võ đài ngày nay như một số người lầm tưởng.
Ngày xưa, những cuộc tỷ thí võ đài thường do sư phụ, huynh trưởng của môn phái này với môn phái kia hoặc chi phái này với chi phái kia “thách thức” nhau. Họ chọn một bãi đất trống giăng dây hoặc vẽ vòng trên mặt đất. Trước mỗi trận thư hùng, hai bên đều lập bàn thờ tổ tại đài võ, khấn vái. Sau đó, sư phu hoặc huynh trưởng mỗi bên lập bản giao kèo, quy ước. Bên cạnh là hai chiếc quan tài để sẵn.
Trận thư hùng giữa võ phái thần quyền Thất Sơn ở cù lao Ông Chưởng và võ phái Trà Kha ở Bạc Liêu được võ sư Ba ở Cao Lãnh, Đồng Tháp kể lại: “Lúc đó, tôi 15 tuổi vừa nhập môn bái sư võ phái Thất Sơn vài ngày. Sư phụ tôi là Bảy Hớn. Nghe mấy huynh trưởng kể lại, mấy ngày trước, khi mọi người đang luyện võ thì một người gốc Miên xuất hiện xin gặp sư phụ. Người này tên No Sa Dăm là môn đệ của võ sư No Sa gốc Nam Vang đang mở võ đường ở Bạc Liêu. Họ nghe danh Thất Sơn Thần quyền đã lâu, nay muốn thí võ đài để học hỏi. Sư phụ tôi nhận lời. Bữa tỷ thí võ đài, bà con nghe tin chèo xuồng kéo đến coi cả ngàn người. Theo giao kèo giữa hai sư phụ thì, mỗi bên chọn ra 5 võ sỹ đấu thành 5 cặp. Võ sỹ bên nào văng ra khỏi vòng vẽ, xem như thua. Võ sỹ bên nào đo ván, lưng chạm đất, xem như thua. Võ sỹ bên nào đưa một cánh tay lên trời xem như xin thua. Đấu không nghỉ giải lao, đến khi có người thắng kẻ thua mới kết thúc trận. Bên nào có người bị thương, bị chết tự lo liệu thuốc men, chôn cất, không bên nào được thưa kiện ra Chánh quyền thuộc Pháp. Nếu bị pháp luật truy cứu, bên này phải làm tờ bãi nại cho bên kia. Hai bên đấu với nhau chỉ vì sỹ diện môn phái chứ không mua bán, tranh chấp gì cả. Sư phụ tôi lựa 5 đệ tử giỏi nhất ra đấu. Kết quả, phía Thất Sơn 1 người bị gãy tay, 1 người bể be sườn. Phía Trà Kha 2 người gãy chân, 1 người bất tỉnh. Thất Sơn Thần quyền có chiêu phá mã, còn phía gồng Trà Kha thì có chiêu khóa tay vật. Xem như hai bên bất phân thắng bại hẹn sẽ có dịp tái đấu. Sau đó cánh mạng tháng 8 bùng nổ, hai bên không có dịp gặp lại nhau. Sau này nghe nói No Sa Dăm đào tạo được rất nhiều thế hệ võ sỹ giỏi. Học trò của No Sa Dăm đào tạo được những võ sỹ nỗi tiếng sau năm 1975 như No Sa Long, No Sa Liên…”. Năm 1973, võ sư Ba có dịp gặp lại võ sư No Sa tại Sài Gòn. Lúc bấy giờ No Sa là huyến luyện viên trưởng đoàn võ thuật Caqmpuchia dẫn đoàn võ sỹ Campuchia sang đấu võ đài do Tổng hội võ thuật Sài Gòn tổ chức.
Sau này, vào khoảng thập niên 60 thế kỷ 20, những cuộc tỷ thí chết chóc không được tổ chức nữa mà chỉ tổ chức đấu vọ đài theo luật thể thao. Luật thể thao quy định hai võ sỹ đấu với nhau phải cùng hạng cân, mỗi trận chỉ có 3 hiệp, mỗi hiệp 3 phút. Võ sỹ bên nào cũng có săn sóc viên y tế đi theo và cuộc đấu luôn có hội đồng trọng tài chấm điểm.
Thời điểm này, phong trào võ thuật vùng miền Nam bộ như có làn gió mới, nơi nào cũng có võ đường tên tuổi như cồn: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên; Tiểu La Thành ở Vĩnh Long. Nhiều võ sư tạo được tiếng vang nhờ đào tạo được những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài. Đến tận ngày nay, những võ sư ấy vẫn còn được nhiều người nhắc như: Hai Diệp, Lê Bình Tây, Mười Nho, Nguyễn Mách, Cao Lý Nhơn, Út Dài, Phạm Thành Long, Lý Huỳnh Yến, Lâm Văn Có, Thiên Đường, Đoàn Tâm Ảnh, Tần Hớn, Vương Văn Quảng, Lâm Hổ Hội, Lê Hông Chương, Mười Cùi, Từ Thiện, Hồ Tường, TRần Xil, Lê Đại Hoan, Minh Sang… rất nhiều.
Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kong. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài. Báo chí thể thao dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ. Võ sỹ Minh Sang (võ đường Minh Sang) nỗi tiếng gan lỳ và ngọn quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn (võ đường Denis Minh) có cú đấm như điện xẹt; Võ sỹ Xuân Quỳnh là “cây trụ đồng của võ đường Kim Kê”… Những trận thư hùng này đã khiến các đối thủ nước bạn nhớ những tên đòn thế: “Bàn sa cước” của võ sỹ Nguyễn bình; Cú húc chỏ “hồi mã thương” của Minh Sơn; “Liên tiền cước” của Trần Nho…
Các nữ võ sỹ Việt cũng tạo nên song gió như Hồ Ngọc Thọ (võ đường Từ Thiện) vô dịch hạng ruồi nhẹ; Lân Ngọc Vân (võ đường Lâm Sơn Hải) vô địch hạng ruồi; Võ sỹ Xuân Liễu (võ đường Biên Hòa) vô địch hạng ruồi.
Trong một trận thư hùng giữa võ sỹ Việt với các võ sỹ Hong Kong là môn đệ của Lý Tiểu Long Vịnh Xuân Quyền xảy ra năm 1973 khiến báo chí thể thao miền Nam lúc đó tốn khá nhiều công sức bình luận. Trong đợt thi đấu này võ sỹ Trần Mạnh Hiền Việt Nam đã thắng tuyệt đối bằng nốc ao võ sỹ Châu Đạt Vinh Hong Kong bằng một cú đá thần sầu ở hiệp ba khiến khán giả hâm mộ võ thuật sôi sục. Ngày nay, những võ sỹ thuở ấy đã trở thành đại võ sư.
Nhờ những trận đấu võ đài ấy, các võ đường Việt Nam nườm nượp môn sinh đến đăng ký học võ. Thời điểm đó, học phí mỗi tháng khoảng 700 đồng/học viên. Chỉ cần huấn luyện 100 võ sinh là sư phụ có thể yêm tâm về cơm áo gạo tiền để chuyên tâm nghiên cứu võ học. Thời điểm đó, chiếc xe Hon Da 67 còm măng chính hãng, giá khoảng 15.000 đồng/ chiếc.
Bỗng dưng thời hưng thịnh của võ học Việt xẹp lép. Nhiều võ sư chạy theo kế sinh nhai bỏ nghề. “Loạn võ sư” bắt đầu manh nha phát triễn. Nhiều môn phái không hiểu từ đâu xuất hiện như: Sát Tử Quyền, Bạch Long Sát Tử Quyền, Vô Biên Võ đạo, Nghịch Tất Tử Võ phái, Cao Đài quyền pháp. Thậm chí một cơ sở sản xuất thuốc sơn đông mãi võ cũng tự sáng tác ra môn phái “Y võ” rồi tự lu loa là võ Việt Nam cổ truyền…
Nhiều nước đã tôn vinh môn võ xuất sắc của họ như Indo có pencatxilat, Trung Hoa có Thiếu lâm, Thái Lan có Maya… Còn Việt Nam, môn phái nào là Việt Nam võ đạo cổ truyền chính hiệu? Điều đầu tiên, có lẽ nên cấm tiệt những kiểu tự sáng tác vài bài quyền múa rối rồi xưng danh Võ Cổ Truyền Việt Nam kẻo làm mất mặt những tổ sư Việt và hãy giữ lại những tinh hoa của võ học Việt có từ trăm năm trước.
Xin theo dõi tiếp bài 29. dienbatn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét