MỘT VÙNG ĐỊA LINH SINH NHIỀU NHÂN KIỆT.
Đứng bên bờ đê Dũng Quyết của Nghệ An , nhìn sang bên kia sông Lam , đất Hà Tĩnh ta thấy một khung cảnh thật tuyệt vời , trong trời Nam khó nơi nào sánh kịp. Một vùng trời nước bao la được bao bọc đằng sau bởi một dãy núi đẹp như một bức tranh sơn thủy . Cửa sông Lam đổ ra biển ( phía bên Nghệ An ) là cửa Hội . Dặng núi phía bên kia sông Lam ( đất Hà Tĩnh ) là dãy Hồng Lĩnh . Vùng đất ven sông Lam bên Hà Tĩnh có một nơi gọi là Huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh , ngày trước được gọi là huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang trấn Nghệ An . Sông nước hữu tình , địa linh sinh nhân kiệt , chúng ta thử tìm hiểu khu vực này bằng kiến thức Phong thủy xem như thế nào nhé.
2. VÙNG ĐẤT NGHĨA KHÍ VÀ TÀI NĂNG.
Ngoài ra còn rất nhiều anh hùng hào kiệt : Nguyễn Biên ( Hồng Lộc- Can Lộc ) ; Phan Liêu( Thạch Linh – TP. Hà Tĩnh ); Sử Hy Nhan (? – 1421 ) và Sử Đức Huy ( 1360-1430 ) ( TX. Hồng Lĩnh ); Lê Bôi ( 1730 ? ); Phan Đán ( Tùng Ảnh – Đức Thọ ); Võ Lộng ; Bùi Cầm Hồ ( Thiên Lộc );Phan Huân ( 1814 – 1864 )( Thiên Lộc ); Lê Ninh ( 1857- 1887 ) ( Đức Thọ ) ;Phan Cát Xu (Tiu ) ( 1846-1886 ) ( Đồng Thái – Đức Thọ ); Phan Đình Phùng ( 1847-1896 ) ( Đồng Thái – Đức Thọ );Cao Thắng ( 1864-1893 ) ( Hương Sơn ); Ngô Đức kế (1879 – 1992 ) ( Can Lộc ); Lê Văn Huân ( 1876-1992 ) ( Đức Thọ ); Nguyễn Hàng Chi (1886-1908 ) ( Can Lộc )……..
Thông minh , tài năng là đặc điểm nổi bật thứ 2 của con người vùng đất Hồng – Lam. Thật ra thì nghĩa khí và tài năng là hai mặt liên quan chặt chẽ, không thể tách rời . Trên đất hà Tĩnh bây giờ, từ xa xưa, đã có những con người “ truyền thuyết “ mà tài năng được nhiều người biết đến . Một người con gái đất Phổ Minh , hát giỏi mà bạc mệnh , mất tích trong một lần vào Ngàn Hống lấy củi , đã trở thành “ Thần hát ví “ . Một chàng trai bên bờ sông Phố , giỏi nghề thợ dác , đi theo nghĩa quân Lam Sơn , ngày thắng lợi trở về , tiếp tục hành nghề . Khi mất được dân dựng miếu thờ và gọi là “Tiên Dác “ . Một Võ Đức Huyền là “ Thánh Địa lý Tả Ao “ . Một Lê mai ở Kẻ Thượng là “ Thần Y “ . Một Nguyễn Cảnh ở Tiên Điền là “ Thánh Y “ . Một Sáu Ngại – Nguyễn Huy Ngại , được dân thợ mộc Thái Yên gọi là “ Á Thánh “ sau Thánh thợ Lỗ Ban . dân gian còn truyền một “ ông kẻ bề “, có tài vật bách chiến bách thắng , có tên lạ là “ Ông Ồ “ . Một bà mụ người làng Lạc Dị , giỏi nghề hộ sinh , được Khái ( Hổ ) đến cõng vào rừng đỡ đẻ cho Khái mạ ( Hổ mẹ ), nên dân gian trong vùng gọi là “ Mụ Khái “ .Một Trần Hồ , vạn chài , có tài lặn bắt cá dưới nước , được vua lê Thánh Tông ban cho tên “ Thám Hồ “ . và những người có tài khôi hài thì dân xứ Nghệ gọi là “ Trạng “..
Chuyện người tài trong dân gian thì phải kể đến hàng tháng , hàng năm . Ở đây chỉ nói đến một số nhân tài lỗi lạc , tiêu biểu nhất cho tài năng của nhân dân ta .Họ là con em của vùng đất núi Hồng – Sông Lam văn vật , và là những người góp công tạo nên đất văn vật Hồng – Lam. Đó là những ông Trạng, ông bảng , ông Thám , ông Nghè , ông Cử là những trí thức tân học hiện đại.
Thời Lý – Trần , Thăng Long và vùng phụ cận , Nho học đã phát triển mạnh mẽ, thì Thanh , Nghệ còn là đất trại xa xôi .nếu lấy khoa cử làm mốc thì việc học ở đây chậm sau 2 thế kỷ , và Nghệ Tĩnh so với Thăng Long cũng chậm hơn một bước. Nhưng từ cuối thời Trần , nhất là dưới hai triều Lê – Nguyễn , xứ Nghệ nổi tiếng là đất học , có nhiều người chăm học và học giỏi .
NGHI XUÂN BÁT CẢNH : là tám cảnh đẹp ở huyện Nghi Xuân . Theo sách “ Nghi Xuân thông chí – Quyển hạ “ thì nguyên trước kia có 01 cảnh , nhưng Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch đã dọn bớt chỉ để lại 8 cảnh .
Tám cảnh được sắp xếp theo thứ tự từng cặp đối với nhau . Mở đầu là hai bức tranh :
* Hồng Sơn liệt chương ( Núi Hồng thành dựng ).
* Đan Nhai quy phàm ( Bờ son buồm về ).
Hồng sơn tức là Hồng Lĩnh , tục gọi là Ngàn Hống , xưa được coi là 1 trong 21 danh sơn nước Việt , cùng với sông lam là biểu tượng xứ Nghê . Núi Hồng 99 ngọn , mỗi ngọn là một thắng tích , từng được ghi vào điển thờ triều Nguyễn và khắc hình lên “ Anh Đỉnh “ ở Kinh đô Huế.
Còn Đan Nhai ( sách cổ chép Đơn hay Đan Thai ) là xã Hội Thống bây giờ . Đan Nhai là hải môn của Cửa Hội , cửa sông Lam ( Ngàn Cả ) chảy giữa Nghi Lộc và Nghi Xuân . Sách “ Nghi Xuân địa chí “ của lê văn Diễn mô tả : “ Những tháng cuối xuân sang hè , trời nắng tạnh , các loại thuyền đánh cá lớn nhỏ , cùng với thuyền buôn từ Bắc đến , vào cửa sông có hàng mấy trăm chiếc . Buồm thuyền no gió , dập dờn qua lại hàng đàn …khác nào như đàn bướm đang vờn hoa , bày cá đang dỡn nước …Thật là một nơi thắng lãm hiếm có “.
Hồng Sơn – Đan Nhai là hai bức tranh toàn cảnh Sơn – Hải ( Thủy ) rộng lớn . Có 2 bức “ Song Ngư hí thủy ( Đôi cá dỡn nước ) – “ Cô độc lâm lưu “ ( Nghé lẻ lội sông ), là trích từ 2 bức tranh lớn đó ra , nói về 2 cảnh sơn – Thủy cụ thể , nhỏ xinh như 2 hòn non bộ.
Song Ngư – Hòn Ngư , là đảo phía ngoài Cửa Hội , cách bờ 5 km , nay thuộc huyện Nghi Lộc – Nghệ An .Đảo dài khoảng 1.500 m , có 2 đỉnh cao 108 m và 128 m. Do đó đứng nhìn xa giống như 2 con cá đùa dỡn giữa sóng nước . Vua Lê Thánh Tôn , trong bài thơ “ Vịnh Đan Nhai hải môn “ ( Cửa Hội ) có câu : Đoạn tục Song Ngư tử thúy điền – Biếc xanh dứt nối ngọn Song Ngư .
Cô Độc là trái núi nhỏ, nằm tách ra riêng ở mé sông Lam , thuộc nhóm Ngữ Mã trong dãy Hồng Lĩnh. Do hình núi nên dân gian tưởng tượng ra là Con nghé lẻ loi sắp lội xuống sông ( Cô độc lâm lưu ) . Núi còn có tên là “ Khu độc “ ( Con nghé đang nhảy ) . dân địa phương xã Xuân Hồng gọi là Núi bà ( có lẽ là Tháp Sơn ở gần đó có đền thờ bà Chúa Liễu ). Trên đỉnh núi có tảng đá lớn , mặt rộng gần trượng , giữa có 1 lỗ sâu gọi là “ Đá Cối “ . Tương truyền đó là dấu tích Ninh quận công Trịnh Toàn giã gạo quân lương.
Cặp đôi thứ 3 là một bến đò , một cái bãi trên sông Lam : Giang đình cổ độ ( bến cổ Giang đình ) – Quần Mộc binh sa ( Bãi bằng Quần mộc ) .
Giang Đình là 1 bến đò có từ xưa , gọi là đồ Tả Ao ( Thuộc làng Tả Ao ) , trên bến là chợ Tả Ao. Hội Xuân quận công Nguyễn Nghiễm , thân sinh ra thi hào Nguyễn Du khi trí sĩ, người ta dựng Giang Đình trên bến đò để đón rước , mở hội ăn mừng . Để ghi lại sự kiện mang lại vinh dự cho địa phương , người ta đổi tên bến đò và khu chợ thành Giang Đình . về sau , Nguyễn Du có nhắc lại việc này qua bài thơ “ Giang Đình hữu cảm “
Ức tích ngô ông tạ lão thì ,
Phiêu phiêu bố trí thử giang nữ .
( Nhớ cụ ta khi cáo lão về ,
Mé sông này rộng ngựa cùng xe.)
Còn Quần Mộc tức là Cồn Mộc , nghĩa là bãi sa bồi , đất tốt , cây rậm .Ngôi làng trên bãi bồi này cũng gọi là Quần Mộc . Sau này đổi thành “ báu Lâm “ ( Rừng cây quý ) , thuộc tổng Xuân Viên , nay là Xuân Giang . Sách “ Nghi Xuân địa chí “ chép : Cồn Mộc , bãi chiến trường ngày xưa …Hồi đó quân Đàng Trong và quân Đàng Ngoài đánh nhau ở đây…Trước đây hàng năm đến kỳ hạch Huyện để tuyển chọn trò đi thi thường đặt thi tại chỗ này.Triều Sơn tây chỗ này được đắp thành lũy …
Cuối cùng là một cảnh chùa và một cảnh chợ . Uyên Trừng danh tự ( Chùa đẹp Uyên Trừng ) và Hoa phẩm thắng triền ( Chợ lớn Hoa Phẩm ).
Uyên Trừng là tên tục của chùa Dằng, trên rú Dằng ( Uyên Trừng sơn ) , trong nhóm Ngũ Mã phía Tây dãy Hồng Lĩnh thuộc xã Tam Đang hạ ( sau là Tam Xuân hạ, nay là Xuân Hồng ) .Uyên Trừng là gọi theo tên núi , tên địa phương , còn tên chính thức là chùa Hoa Tạng, từ đời Thiệu Trị, kiêng húy đổi ra là Ba Tạng. Đây là ngôi chùa lớn dựng từ thời Lý ( nay không còn ) . sách cổ đều chép : Phía trước chùa là sông Lam núi Hồng bao quanh 3 mặt , phong cảnh thanh u , tĩnh mịch . Phía trước chùa có khe , có cầu , có am viện , có ao đá do nước suối chảy vào . Bên chùa là nơi sư ở . Xưa nay du khách đã ngâm vịnh ở chùa này nhiều. Thật là một nơi già lam bậc nhất .
Chợ Hoa Phẩm tức là chợ Chế ở xã Tam Chế , sau đổi thành Hoa Phẩm rồi Quả Phẩm , nay là xã Xuân Lam . Ngày trước chợ sát chân núi . Đời Lê , táng mộ Lý nguyên phi ở núi Na nên dời chợ xuống khu đất sát sông Lam . Vua Lê Thánh Tông có bài thơ Nôm “ Vịnh làng Chế “ như sau :
…Chợ họp bên sông gẵm có chiều,
Thuyền bày trên đất xem nhiều vẻ.
Cảnh vật bằng đây họa có hai …
Các cảnh trên đấy trước , sau Bùi Dương Lịch đều có người ngâm vịnh , nhưng chỉ có ông Bùi là làm đủ 8 bài trong “ Nghi Xuân bát cảnh “. ( SĐD ).
Xin theo dõi tiếp bài 6.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét