Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017

Published tháng 10 10, 2017 by ana03 with 0 comment

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ. BÀI 6.

KÝ SỰ PHÍA BÊN KIA CHIẾU KHÔNG GIAN THỨ TƯ.


Giới thiệu : gần đây trên MXH có loạt bài viết của https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/ có khá nhiều điều thú vị và mới mẻ với những suy nghĩ thường nhật của chúng ta. dienbatn không nhận xét đúng sai như thế nào bởi mỗi người chúng ta có những góc nhìn riêng của mình từ đó sẽ có những đánh giá riêng . Về phần dienbatn chỉ xin có mấy câu như sau :
 (“Đời say cả! Sao ngươi không ăn cả bã, uống cả hèm, cho say luôn một thể? Đời đục cả! Sao ngươi không quậy thêm bùn, vỗ thêm sóng, cho đục luôn một thể? Tội chi mà phải bỏ đời mà đi?”. Nói xong, gã lái đò lẳng lặng đứng lên, nhổ sào. Tiếp tục cho con thuyền…) - Tàn cuộc - Hạ ngươn rồi - Có lẽ cần tăng tốc cho cuộc cờ chóng tàn đi chăng ? Cùng tắc biến - Biến tắc thông . Bĩ cực sẽ Thái lai mà.
"Thiếu gì những kẻ muốn xâm lăng,
Vũ khí hung tàn có thể ngăn.
Chỉ sợ Tâm Linh bày cuộc chiến,
Còn hơn là Ðịa chấn- Sơn băng.
Như Hải tinh trong Quốc bảo mình,
Ðời nào cũng có bậc anh minh.
Mỗi khi sông núi vang lời gọi,
Là có Rồng thiêng biến hữu hình ".
Thơ của một ẩn sĩ .
.................................................
Chối từ trung hiếu với Trời xanh.
Còn kiếp nào đâu để tựu thành.
Sự sống thời gian là hiện tượng.
Giác là vô diệt – Ngộ vô sanh.
..................................................
Một dân tộc mất đi nền Văn minh mẹ đẻ thì sớm bị nô lệ, muộn sẽ đồng hóa tiêu vong.
Hãy nhớ tương lai nhiều biến đổi ,
Nhưng không đổi biến được hồn thiêng.
LẠC LONG QUÂN PHỤ -ÂU CƠ MẸ,
Chờ đợi vung tay Quốc lệnh truyền.
....................................................
Có phải Hồn thiêng của núi sông,
Mất đi từ thủa mất cha ông ?
Nay ta dựng dậy Hồn sông núi,
Để trả Hồn thiêng lại núi sông.
THRT.
Xin giới thiệu cùng các bạn.Thân ái. dienbatn.



13 - DÒNG SỬ ĐỤC... 1000 NĂM.
Long Hổ Tranh Châu.
Đó là tên của bộ huyệt mạch phong thủy chính của Dân Tộc Việt từ ngàn xưa nay. Theo Phong Thủy. Nếu xét trong thế cuộc ngàn năm. Hễ cứ năm trăm năm luân chuyển một lần nước trong, năm trăm năm đổi thay một lần nước đục! Phàm, nước trong ắt đời sẽ sinh thánh nhân, nước đục thì đời hôn ám. Từ lý giải này, ta sẽ hiểu ý trong bài "Huyền Thoại và Thực Tại" trước đó. Ắt ta nhớ có gã lái đò trên bến Mịch La từng gõ chèo hát: ..."Nước sông Tương trong thì ta giặt mũ, nước sông Tương đục thì ta rửa chân" là vì thế.
Bởi nguyên do ta thấy trong giai đoạn Nhà Hán. Thuật Phong Thủy ứng dụng từ Kinh Dịch đã lên đến tột đỉnh. Điển hình như Cao Biền cùng Mã Viện. Nhà Hán đã cật lực tiêu hủy toàn bộ văn hóa, sử sách tóm lại những gì liên quan đến dấu tích của Kinh Dịch đối với dân tộc Việt. Họ trấn yểm, cắt toàn bộ Kinh Mạch huyệt đạo của núi sông hòng bôi xóa toàn bộ những gì thực tại của dòng Âu Lạc nói chung.
Theo riêng nguyên lý của Dịch Liên Sơn thì diễn về khí núi. Cái linh khí núi sông ngàn đời chung đúc anh linh mà sinh nhân kiệt. Về Quy Tàng lại bàn đến dòng thủy lưu. Phàm sông có lưu chảy thì nước mới trong, từ đó sẽ sinh phận nữ lưu cho đời. Ao tù nước đọng, nghẽn lưu chuyển, mong gì đến hồi trong mà ngóng... Vận, Thời. Nước có lưu chuyển mới có thể nung đúc cho khí núi tuôn ra được. Núi tắc khí, do sông bị chặn nguồn. Nguồn mạch khắp toàn cõi đục ngàu như thế. Lấy gì mà sinh cho được nhân tài mà gánh non sông? Bi cảnh hiện diện như thế, không biết đau lòng cùng vận nước mà nói cuồng ngông mãi được sao?!
Khi Nhà Hán thu phục được Trung Nguyên. Bao gồm từ bờ bắc sông Dương Tử đổ về Hoàng Hà. Phía bờ Nam Dương Tử đang là khu hoang, vắng bóng người sinh sống, do Lạc Long Quân trước đó đã dời đô về Nghĩa Lĩnh. Đến cuối thời loạn Đông Chu là Sơn Tinh thêm một lần dời đô vào Tản Viên. Thời Tần Thủy Hoàng thì An Dương Vương đã bỏ ngỏ vùng Ngũ Lĩnh. Trong lúc Lưu Bang băng qua Tần Lĩnh trong sự kiện đốt sạn đạo. Lưu Bang đã cho người điều nghiên và phát hiện toàn cõi Ngũ Lĩnh đang bỏ ngỏ! Đến khi Triệu Đà (Nam Hán) cướp ngôi, nghiễm nhiên cả vùng Ngũ Lĩnh thuộc bờ Nam Sông Dương Tử đã vào tay Nhà Hán (Bắc Hán). Cái ranh giới này của người Việt sở dĩ mất đi là do từ Nam - Bắc Hán âm thầm cắt cho nhau trong giai đoạn khuất tất 1000 năm của dòng sử đục, khi Triệu Đà chấp nhận thuần phục Lưu Bang. Triệu Đà đã dùng của dư thừa, cướp được mà giao cho Lưu Bang để giao hòa khi khuất bóng sử đó. Tóm lại: Vùng bờ Nam sông Dương Tử đã bị chiếm đoạt trong giai đoạn 1000 Nhà Hán đô hộ. Tất cả sử sách, mọi dấu vết của Việt tộc đã bị Nhà Hán xóa sạch. Những thế hệ tri thức đương thời bị diệt vong. Dân tộc Việt còn lại chỉ là dân đen, mọi đầu mối cội nguồn đã bị đoạn tuyệt kể từ giai đoạn 1000 năm tăm tối vô bờ này. Mọi linh khí nguồn mạch núi sông, Nhà Hán ra sức trấn yểm cho tuyệt anh linh về sau.
(Nhấn đoạn Lưu ý kèm theo...).
Tính theo từng giai đoạn lịch sử; Vào thời Nghiêu, Thuấn, Đại Vũ nói chung. Tộc Bách Việt tính riêng theo dòng truyền di ấn từ Xi Vưu là Lộc Tục. Nguyên do Lộc Tục biết Đại Vũ vốn thuộc dòng Bách Việt. Do yếu tố ngăn cách một phần từ nạn lụt hồng thủy nên lấy dòng Dương Tử làm định giới. Ta suy thấy ông Ích và Đại Vũ mới theo dấu Thần Quy khai sông ra đến dòng Dương Tử (địa phận dòng cha), là tháo được nước về biển, thoát nạn hồng thủy thời đó. Dĩ nhiên do cùng dòng Bách Việt, vả lại bên kia dòng Dương Tử lại thuộc địa phận của dòng Cha, nên Đại Vũ cũng thống nhất kiểm soát từ bờ Bắc dòng Dương Tử là vì thế.
Phía bờ Nam sông Dương Tử cũng vì thế, nên tầm nhìn chung của các nhà học giả trong giai đoạn gần như: Nguyễn Đăng Thục, Kim Định, Trần Trọng Kim v.v..., có thể với tới. Tuy nhiên các vị chưa đủ để nhìn ở một tầng sâu hơn là:
Trong giai đoạn đương thời Hoàng Đế. Người con cả theo Hoàng Đế chinh chiến chính là Thiếu Hạo. Khi gồm thâu thiên hạ về một mối. Dĩ nhiên Hoàng Đế nhất định phải giao cho Thiếu Hạo cai quản khu vực thuộc địa phận của Xi Vưu. Chính vì điều này cho nên ta mới thấy sau đó Hoàng Đế mới giao ngôi kế tục mình cho người con thứ là Chuyên Húc. Đó là lý do tại sao trong danh sách Ngũ Đế cứ nhập nhằng và không có Thiếu Hạo được.
Từ nguyên do này, ta mới nhìn thấy có manh mối ở thời Nghiêu, nhắc đến thường xuyên sự qua lại của tộc Quỷ Phương hoặc Cấn Quỷ. Đó chính là khu vực cung Cấn, thuộc vùng Ngũ Lĩnh vậy. Như thế, kể từ giai đoạn trị thủy thành công, Đại Vũ chỉ cai quản từ bờ Bắc sông Dương Tử trở về phía Hoàng Hà bao gồm của Tộc Hoàng Đế lẫn Phục Hy. Cũng từ giai đoạn này, Lộc Tục xưng Vương định quốc với tên gọi Xích Quỹ. Vốn là vùng Cấn Quỷ của tộc Xi Vưu từ trước đó. Bởi Động Đình Hồ mà Động Đình Lão Quân ngày đó cư ngụ. Chính là Minh Đường của núi Thái Sơn hình thành.
Như thế; Ta xét thấy làm gì có kịch bản nào cho những nhân vật bao gồm như: Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai có đất diễn trong phân loạn của sử cảnh này?! Người Trung Quốc đã âm mưu tạo ra ngụy cảnh để hòng lấp mạch dòng sử giai đoạn.
Ta xét thấy do Lạc Long Quân về sau đã dời đô một lần về phương đông Nam, khi sinh ra dòng giống Âu Lạc. Lại đến Sơn Tinh thêm một lần dời đô nữa, nên mới khiến ra ranh giới có phần bị bỏ ngỏ. Sự kiện gây nên nỗi cơ đồ chìm đắm bởi từ An Dương Vương. An Dương Vương trước đó vốn lại là dòng 50 con của Mẹ Âu Cơ. Vì thế nên sử mới có chép là cướp ngôi Vua Hùng. Bởi Vua Hùng là dòng 50 con của Cha Lạc Long mà ra cả. Đó là lý do tại sao An Dương Vương lại thờ Thần Kim Quy. Cho nên sự cướp ngôi của An Dương Vương đối với Hùng Vương thuộc về sự kiện nội tộc của Âu Lạc.
Sau nhấn đoạn như trên, ta cùng quay trở lại giai đoạn đang luận giải dở dang khi nãy... Tiếp tục xem xét:
... Nên lúc này Lộc Tục đã rút về khu Động Đình Hồ và dựng nước với hiệu là Kinh Dương Vương. Kiểm soát toàn vùng Ngũ Lĩnh với trung tâm là núi Thái Sơn. Đó cũng là dấu tích các nhà sử học có nhắc đến khu vực bờ Nam sông Dương Tử. Do yếu tố ngăn cách một phần từ nạn lụt hồng thủy nên lấy dòng Dương Tử làm định giới. Sự thật này lịch sử bị bôi xóa từ giai đoạn Nhà Hán, tuy nhiên nó vẫn đi sâu vào văn hóa của người Việt và khắc sâu trên bia miệng, với câu ca dao khẳng định cội nguồn: "Công Cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".

Như tôi đã từng phân tích và chỉ ra cội nguồn khi trước. Khu vực này vốn là của người Trung Hoa (Trung Hòa) vốn là của Hoàng Đế thuộc tộc Mông Cổ khi xưa. Vậy cho nên người Hán nhất định phải nhận rằng Hoàng Đế là của họ. Có như thế, họ sẽ xem như toàn bộ Trung Hoa là của "tổ tiên" người Hán!? Kỳ thật, Tổ Tiên người Hán vốn thuộc Thượng Hoa chứ không phải Trung Hoa. Cho nên ta thấy người Hán đã vơ giặc làm Cha mới mục đích chiếm luôn cả cõi Trung Hoa thuộc về mình.
Đây chính là cái lý do tại sao có một số khá đông học giả cũng như sử gia của Trung Quốc xưa nay cứ nhất quyết tổ của họ không phải là Hoàng Đế. Tuy nhiên người Trung Quốc đã hợp thức hóa được sự thật ngang trái này trong trang sử của họ. Đối với người Việt, người Hán đã bằng bất kỳ giá nào nhất định phải bôi xóa và che giấu toàn bộ thực tại này. Bởi tất cả những gì họ có được, đều là thuộc của bộ tộc Âu Lạc kể từ giai đoạn Lưu Bang trở về cội nguồn.
Cho nên kể từ Nhà Hán, họ ra sức phi tang mọi giá trị chứng cứ bằng bất kỳ giá nào.
Và 1000 năm trong giai đoạn tiếp sau đó. Lịch sử dân tộc Việt, tôi diễn tả là đã trở thành "Dòng Sử Đục" của dân tộc. Một giống nòi oai linh, từng là con cháu của Chiến thần và Tiên Nữ khi xưa. Nhà Hán đã ít nhiều đạt được vọng nghiệp của họ là đồng hóa văn hóa bao gồm cả tư tưởng của giống nòi này. Vì thế cho nên dù tôi có chỉ rõ ra sự thật cội nguồn lịch sử đó. Thì không ít kẻ (lẩn khuất quanh đây...) vẫn cứ còn mê ngủ trong trong đêm trường của tư duy tha hóa ngàu đục. Họ chấp nhận thân phận của Giun ( mị tưởng tư duy, Chẩn Thủy Dẫn), Dế hơn là dòng dõi Thần Tiên!?
Thật quá đau lòng... và lại; "càng thêm đau lòng hơn" ...
Tôi nhắc chừng... Nếu trong kỳ thi Long Hoa Hội là Thuần Ngựa Tiêu Sương thì: Kỳ thi Pháp Hoa Hội chính là đòi hỏi để tìm cho ra những hệ thống sao nào trong Nhị Thập Bát Tú mà Khương Tử Nha hoặc ai; Đã cố ý "Phong Thần" sai lạc trong đó? Tất cả phải cẩn thận trước tòa công luận, nơi thời kỳ cuối. Lưới trời lồng lộng... đã dần hạ...
Ta chỉ xét trong giới hạn chừng 500 năm gần đây thôi. Tính từ lúc Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ rõ tượng trời cho Nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn ngay lập tức lên Yên ngựa trên đỉnh Bạch Mã, thừa lệnh trời (Thừa Thiên) mà mở cõi trời Nam. Xét trong thế cục đấy đến tận hôm nay. Chiến tranh triền miên, chỉ thật sự yên lắng chừng non nữa thế kỷ nay. Đất nước từ Bắc chí Nam, sông bồi lấp, cạn tắc như thế. Thoảng khi có nước chảy thì cũng ngàu đục. Khí núi mong gì mà chung đúc để tuôn trào anh linh. Đất nước mong có anh tài phò vận hay không thì cứ nhìn vào thiên tượng đấy mà suy...
Tạm thời gián đoạn những ý trên vào hồi sau. Ta quay trở lại xem xét từ giai đoạn đầu, khi Nhà Hán gom cơ đồ. Ta thấy dòng tộc Phục Hy bị Hoàng Đế dứt kể từ giai đoạn của Thần Nông. Sau đó thì có được Nghiêu truyền lại cho Thuấn làm đại diện tộc này. Và cho đến giai đoạn Lưu Bang mới lại được gồm thâu lại. Ta thấy đó chính là lý do người Trung Quốc nêu cao tinh thần Nhà Hán.
Ta thấy; Trong giai đoạn nhà Hán, Kinh Dịch đã được phát huy tuyệt đối lĩnh vực Phong Thủy và Quân Sự. Y Học cũng xuất hiện Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Đổng Phụng...
Trong giai đoạn Nhà Đường tiếp nối. Nhà Đường vốn lại trọng dụng Phật Giáo cho nên những học thuật của Kinh Dịch không được phát huy. Mãi cho đến cuối đời đường, đầu Nhà Tống: Giai đoạn này bất chợt xuất hiện Trần Đoàn! Kẻ mà tôi cho là sau Lão Tử, có thể nắm và hiểu đến 30% về Kinh Dịch.
Và bài tiếp đến, chúng ta tiếp tục xem xét dấu vết của... Đồ Nam. Hi Di đã làm gì đối với Kinh Dịch? Và ai là khởi xướng xướng Kinh Dịch trong giai đoạn Nhà Tống? Một giai đoạn mà ngày nay thiên hạ cho là "đỉnh cao của bói Dịch!?".

Với tôi thì dây chính là giai đoạn khởi loạn Kinh Dịch.


14 - TRẦN ĐOÀN VÀ CHIÊM BỐC THỜI TỐNG .
"Truy dấu rồng tranh mồi lữ điếu
Nã kỳ lân đoạt bẫy đồ nam".
Đó là hai câu thơ mà tôi trích lại từ hai bài thi kỳ II trong Hội Pháp Hoa!
Ở đây ta chỉ bàn đến hai chữ cuối là Lữ Điếu và Đồ Nam. Điếu có nghĩa là Ngư Phủ, Đồ thì ám chỉ Tiều Phu. Trong kho tàng văn hóa đông phương toàn ảnh xưa nay: Ta thấy hình tượng của hai nhân vật ngư tiều, đặc biệt luôn tiềm ẩn những giá trị dị thường, xuyên suốt mọi giai đoạn!
Thật đáng trách khi dòng Âu Lạc vốn được kết tinh từ hai môi trường đó mà lại không biết cũng như hiểu gì về hai giá trị tiềm ẩn này. Nhất định đây sẽ là đề tài ẩn tàng đầy lý thú, bất ngờ đối với mọi đương đại tư duy. Như lịch sử dân tộc Việt đã phản ảnh rõ nét bức tranh Tiều Ngư qua hình tượng Xi Vưu (Long) và Tiên Huyền Nữ (Quy)! Dấu âm bản đó đã được hiện rõ qua mô phỏng của Lạc Long Quân với 50% dưới biển, và Âu Cơ với 50% trên rừng!! Để rồi mô hình này cũng được gen di truyền khắc họa rõ nét qua Tuyết Giang Phu Tử (Ngư, kiến trúc sư vạch cõi... thiết kế) và La Sơn Phu Tử (Tiều, kỹ sư định biên... công trình)!!!
Nhìn lại kể từ đầu page này; Ta không khó để nhận thấy tiếng Dao cầm đầu tiên tiềm ẩn bóng Tiều Ngư... Cho đến bài này; Ta nhất định phải làm rõ vai trò Tiều Ngư nào mà lịch sử Trung Quốc đã sao chép bản quyền rất kín kẽ... và tận dụng tốt nhất cho nền văn hóa cũng như sử sách của họ? chúng ta cùng tham khảo:
Trước tiên tôi nhất thiết phải đưa ra một thống nhất chung để tránh những câu hỏi thắc mắc (đôi khi có phần nông nổi vội), sẽ có. Vì như ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại thì ta vẫn chưa thống nhất ngôn ngữ giữa Bắc Hán và Nam Hán trong diễn giải như: Nam gọi Hớn, Bắc gọi Hán. Từ đó ta có thể thấy... Ngươn - Nguyên, võ - vũ, tấn - tiến, bửu - bảo v.v... Và Lữ - Lã vân vân, và v.v...
Cho nên Lữ Điếu chính là ý nhắc đến một Ngư ông họ Lữ (Lã) nào đấy!, trong vô vàn những ngư lão hàng ngàn năm nay, tiềm ẩn và lẫn khuất trong kho tàng sử sách. Ta không khó để nhận ra đó chính là Lữ Vọng! Một ngư ông đã từng câu rồng trong dòng nguồn sử, tại một bến bờ của quá khứ lâu. Riêng kẻ Tiều thứ hai đủ để vẽ thành bức tranh Điếu Đồ của lịch sử cũng như văn hóa Trung Quốc chính là Trần Đoàn. Dựa trên hai đầu mối này ta mới có thể... Truy dấu Rồng, ắt phải tranh mồi Lữ Điếu. Và muốn Nã Kỳ Lân nhất định phải đoạt bẫy của Đồ Nam là vậy. Mọi huyễn cảnh Ngư Tiều khác? Chỉ là cái "bã..., bẩy" của thiên tượng bày ra cùng thế nhân chúng ta, không khác.
Để dẫn mối tư duy vào xem xét nhân vật Trần Đoàn này, có vẻ như ngoằng ngoèo tựa ma trận như thế đấy! (Tôi nói, có Phương Viên Đồ của Trần Đoàn làm chứng). Không khéo, "nhão óc" mà chết đuối trên cạn, như không!
Ta xét thấy Trần Đoàn chính vì biết cũng như hiểu những sự thật bị che dấu phía sau Kinh Dịch. Cho nên cũng như Lão Tử; Trần đoàn không dám làm gì dẫn đến sai đối với lạc kỳ thư này. Cho nên ta thấy ông đã có ý tránh lĩnh vực quân sự và bói Dịch nói chung. Ông biết rất rõ; Không Tử đã lỡ "bôi ma" kinh Dịch trước đó với Thập Dực mất rồi. Trần Đoàn chỉ hy vọng những thế hệ mai sau tích đức, tu nhân qua hai học thuật ứng dụng nhắn gửi lại: Đó chính là Tử Vi và Khảm Dư! Kỳ vọng qua đó mà phần nào tránh điều xấu, tìm điều tốt mà hành sử mọi sự.
Do Tử Vi đã hạn chế tính may rủi đến giới hạn có thể rồi. Và phương pháp đó chỉ xảy ra tính xác xuất tại khả năng tư duy của từng cá nhân mà giới hạn thôi. Từ đó ta thấy Tử Vi tuy là dưới Bốc Dịch theo quan niệm chung, nhưng đạt khả năng tiên đoán cao hơn Bói Dịch là vì thế. Ta xét thấy khả năng của Tử Vi phát huy cả 3 công cụ khai thác bao gồm là Lý - Tượng - Số (Ngôn ngữ thông thường, ngôn ngữ hình học, ngôn ngữ toán học). Trong khi Bói Dịch có thiếu vắng ít nhiều công cụ khai thác của Số (toán học). Chỉ xoay quanh hai công cụ cơ bản làm nền móng xây dựng và thiết kế mọi mô hình là Tượng và Lý. Khó khăn thay! Bởi ta không đủ để biết được; Lý, vốn đã thất lạc từ cội nguồn và hiện nay đong đầy khiếm khuyết. Tượng cũng không khá hơn là bao khi ta không hề biết đến thể loại Văn U Mặc. Nhất là trong tầm phát triển của xã hội Việt Nam trong thì đương đại. Lại càng phải thêm đáng sợ hơn nữa, là những ai đang sở hữu Bói Dịch lại chưa đủ tư duy để ý thức những điều thực tại này. Và đó cũng chính là lỗ hổng, sơ hở "nền tảng" cho những ai không đủ hiểu và công kích Kinh Dịch khai thác. Một cách..., miệt mài... !?.
Dĩ nhiên Trần Đoàn cũng noi theo dấu của Lão Tử mà nhất quyết chỉ "đòi" Tu Tiên mà thôi! Bởi đấy là Đạo. Tôi cũng nhất thiết phải nhắc để lưu ý chung cho những thế hệ "mọi đương thời", bao gồm cả quá khứ - hiện tại - tương lai là: Hai từ Xích Quỹ không có nghĩa là Quỷ Đỏ như những tư duy lạc lối nghĩa xưa nay thường dò dẫm... Mà điều này có nghĩa như; Xích ở đây có nghĩa là Thước (mét, công cụ đo lường nói chung) chứ không có nghĩa là Đỏ. Quỹ đồng nghĩa với sự ám chỉ về một "Quỹ Đạo" vận hành trong mô hình tự nhiên của vũ trụ mà Tạo hóa đã mặc định trong đó.
Vậy Xích Quỹ có nghĩa là nói lên một Quỹ Đạo với một đường lối phát triển theo quy củ (Xích, thước). Tóm lại: Nước Xích Quỹ là một nước có mô hình của sự phát triển đến tương lai theo đường lối mẫu mực trong mô hình thực tại tự nhiên của vũ trụ tiềm ẩn. Ta phải viết rằng Xích Quỹ chứ không phải là Xích Quỷ như sự lầm lạc bao đời nay. Đó vốn là những giá trị thực tại tiềm ẩn, những kỳ vọng của Tạo Hóa đã "chạm khắc" và giao cho giống nòi Tiên Rồng này, từ một trong những ngày đầu tiên Người tạo dựng vũ trụ rồi vậy.
Tuyệt đối phải ghi nhớ điều đó cho bất cứ ai. Nhất là dòng giống này, càng nhất định phải khắc cốt ghi tâm hơn nữa để được thành người. Dĩ nhiên điều đó, không dành cho những tư duy đã bị hủ hóa, những bóng ma xác sống mục rữa (zombie), đã bị bỏ rơi phía bên kia của Kỷ Nguyên Cũ mất rồi. Kỷ Nguyên Mới chỉ dành riêng cho những thế hệ tương lai và những ai với một tư duy ưu tú nhất, để tiến hóa cùng dân tộc Việt. Nền tảng di chỉ đó ta xét thấy từ cội nguồn trong nhóm Bách Việt là Âu Việt và Lạc Việt. Và sự hợp nhất đó đã sinh ra Bách Bộc ( trăm trứng trong một bọc bào thai). Bách Tính của dòng Âu Lạc đó lại được tiềm ẩn trong dòng Kinh Việt. Điều này có nghĩa rõ ràng hơn chính là dân tộc Kinh của người Việt hôm nay. Đích thị dòng Kinh Việt này chính là dòng được mặc khải để phải đứng ra gánh vác cơ đồ cũng như non sông của dân tộc phát triển đến tương lai trong Kỷ nguyên Mới không khác được. Bởi đó chính là quy luật của Tạo Hóa đã định sẵn.
Tôi đã chỉ ra trách nhiệm cũng như đặt gánh non sông lên vai của dân tộc Kinh rồi vậy. Không thể quẳng xuống được đâu. Nhưng đó là cả một sự hãnh diện mà trên bình diện địa cầu đương đại có muốn gánh thay, tuyệt đối cũng không có thể.
"Sự kinh hoàng lẫn sợ hãi đang dần hiện hữu"... bao gồm hoang mang lẫn âu lo, trước những sự vận hành của Thợ Tạo... trong thời khắc đương đại.
Có lẽ bài này đã bất chợt đi quá xa đề tài đang bàn ở trên. Ta quay trở lại tiếp tục theo dõi tung tích của Trần Đoàn vậy:
Biệt danh Hi Di chính là của Triệu Khuông Dẫn đã tặng cho Trần Đoàn, khi mời ông về triều mà không thấy ông giúp hay thi thố gì cho đất nước cả! Bởi Trần Đoàn như tôi đã có từng nói qua là: Trần Đoàn chỉ một mực cứ nằng nặc đòi được Tu Tiên mà thôi! Cực chẳng đã, Triệu Khuông Dẫn cuối cùng đành phải để cho Trần Đoàn trở về với nguyện vọng đó. Ta thấy cuối đời, Trần Đoàn tỏ ngộ cơ trời nên mới mang thân làm Tiều nơi tiên cõi tận chốn thâm sơn cùng cốc. Dĩ nhiên danh hiệu cuối đời đó, Trần Đoàn chỉ dám nhận mình là Đồ Nam mà thôi. Điều này cũng còn có nghĩa là "chỉ mong được là học trò (đồ) của phương Nam mà thôi.
Tuy nhiên Trần Đoàn cũng được ta cảm thông ít nhiều như cha ông hiếm trước đó là Lão Tử. Bởi Trần Đoàn tuyệt không dám chỉnh bàn gì về Kinh Dịch cả. Chỉ có thể tùy theo khả năng lĩnh hội mà để lại cho những thế hệ tương lai noi theo mà xu cát, tị hung qua Tử Vi và Khảm Dư như đã dẫn. Sau đó Trần Đoàn truyền lại cho Mục Tu, tức Mục Bá Trưởng. Mục Bá Trưởng mới truyền tiếp đến Lý Bĩnh Chi, ta quen nghe gọi là Lý chi Tài.
Lý Chi Tài vốn là một viên quan đương thời khi ấy. Do thấy Thiệu Khang Tiết có thiên tư mà lại lang thang khắp chốn, nên mới đưa về nuôi và truyền lại sở học này.
Vậy ta xét thấy tài nghệ của Thiệu Khang Tiết chính là được hưởng " dư khí" hoặc "phúc ấm" từ Trần Đoàn mà ra cả. Tuy nhiên 3 đời là Mục Tu, Lý Bĩnh Chi nữa mới xuống đến được Thiệu Ung.
Thế nhưng, Khốn thay!:
Thiệu Khang Tiết lại không theo tổ nghiệp dày công xây dựng để truyền cho mình với kỳ vọng hướng đạo. Vậy mà Thiệu Khang Tiết lại đốt sách bằng cách không phát huy sở học của tổ nghiệp 3 đời truyền lại. Khang Tiết lại đi lạc bước qua địa phương của Khổng Tử với Thập Dực để phát huy bói Dịch!? Và Thiệu Khang Tiết chính là người đưa Bói Dịch lên đến một đỉnh cao nhất trong giai đoạn Nhà Tống. Nơi mà thiên hạ cho tới ngày hôm nay đều vây quanh ca tụng cho cái gọi là Chiêm Bốc thời Tống đã phát huy chói lọi nơi đỉnh cao của nhân loại...!, ...!!, ...!!!.
Do Thiệu Khang Tiết không đủ để hiểu rằng Khổng Tử trước đó đã có những sai lầm trầm trọng đối với việc san định Kinh Dịch. Càng không đủ khả năng để lĩnh hội những gì mà Trần Đoàn hướng tới và gửi gắm cho mình. Thế nên dẫn đến việc Thiệu Khang Tiết lập ra Mai Hoa Dịch Số, phát kiến gieo quẻ bằng đồng tiền, Vân vân và v.v... hơn nữa! Và; Bói..., chiêm..., nghiệm..., suy..., diễn... loạn hết cả lên. Gây che mờ, phủ lấp tất cả những giá trị thực tại còn đang tiềm ẩn trong Kinh Dịch.
Như thế, ta thấy Thiệu Khang Tiết nên lấy hiệu là Xương Phu mới phải hơn là Nghiêu Phu vậy. Bởi tuy có cùng một dòng của Hoàng Đế đấy, nhưng Văn Vương mới là người khởi xướng Bói Dịch chứ không có phải là Vua Nghiêu cho được. Cùng lắm thì thời Vua Nghiêu cũng chỉ phát huy về Kinh Dịch là Y học và Phong Thủy mà thôi. Toàn cõi không có loạn binh đao nên quân sự không có đất dụng võ để thi thố gì nhiều. Vả lại, Quy Tàng Dịch đã ra đời đâu để mà nói đến việc bói toán cho được? Nhất định "Nghiêu Phu" ắt hẳn là Thiệu Khang Tiết đã nói quá đến những điều mà tư duy của mình chưa có thể với tới cho được. Ngay cả Văn Vương cũng chỉ có thể bói Quẻ Tiên Thiên mà thôi. Thiên hạ còn mãi lặn ngụp mà "mò...ốc..." trong mu rùa lúc đấy làm cáo chứng chung.
Và đó cũng là cái lệ chung cho thói thường trong thiên hạ về sau này dõi theo, và học đòi cho những điều mà mình chưa có thể biết tới hiện nay mà lại..., múa rìu...qua mắt... Tiều Phu vậy !?

Thoát đỉnh Bi hài.


15-  NHÀ NGUYÊN - TỘC HOÀNG ĐẾ QUAY TRỞ LẠI.
Khi Thiệu Khang Tiết khơi nguồn dòng thác Bói Dịch tuôn trào. Dĩ nhiên Thập Dực cùng với học thuyết của Khổng Tử đã đăng đàn, diễu võ dương oai trong giai đoạn Nhà Tống. Những mầm mống gây loạn từng bị Tần Thủy Hoàng thiêu rụi, nay lại có cơ sở để Trình Di (cửa Khổng sân Trình) giương lá cờ đầu tiên phong...
Sở dĩ tôi có ý hoặc lời lẽ không mấy nhã nhặn đối với những nhân vật mà thiên hạ xưa nay thờ lạy bởi:
Như ta biết Kinh Dịch vốn là học thuyết được Lão Tử phát huy tinh hoa với tất cả những gì có thể, trong nhóm Bách Gia trước đó. Khổng Tử chỉ khi "lĩnh giáo" Lão Tử thì mới trở về và lao vào nghiên cứu Kinh Dịch, khi bóng tuổi đã xế cuối chân đời. Cho nên ta thấy tư tưởng Đạo Giáo vào thời kỳ cuối, chịu sự nhiễm trường tư tưởng của Đạo Gia tác động khá nhiều rồi. Hiểu một cách khác thì Khổng Tử đã kín đáo sao chép lại tư tưởng của đạo gia, sửa sang, gọt dũa tinh xảo sang làm đạo giáo của mình. Với cách làm đó, theo quan điểm của "Khổng Tử dạy": Phàm (ư hừm...), hễ là bậc quân tử, ắt phải khinh bỉ những việc làm khuất tất đó (trộm cắp quen thói). Ta cũng đừng quên rằng: Trong nhóm Bách Gia đương thời, dù muốn dù không; Đạo Gia và Đạo Chích vẫn được liệt vào một hàng đẳng cấp cao hơn Đạo Giáo là một sự thật khó chối bỏ cho được.
Thiệu Khang Tiết đã vướng vào cái bẫy lối mòn rất kín đáo đấy. Chu Đôn Di cũng như Trình Hạo lại là bạn của Thiệu Khang Tiết, thủ lĩnh cuộc cách mạng khởi xướng Bói Dịch. Dĩ nhiên Trình Di là học trò của Chu Đôn Di, nhất thiết phải dựa vào "nền tảng" đấy để mà giương cao ngọn cờ tiên phong mới được. Lẽ đương nhiên trong địa phương Bói Dịch nói chung. Luôn luôn có một diện tích nhất định để Trình Di canh tác, tán gieo ra làm mẫu mực cho đời sau... dò la tung tích. Lại còn Chu Hi nữa! Chu Hi cũng noi theo dấu của Trình Di nên cũng được xếp ngồi chung chiếu cùng Trình Di trong xứ Dịch mà cùng... Tán, Bốc...
Tiếp đến, còn bao nhiêu "bậc tiên nho", xếp vây quanh mà ca tụng, "đồng bốc" nữa!! Chỉ khổ cho những kẻ nông cạn học đòi bói Dịch, không nhận đâu cho ra là chân giá trị thực hư cho được. Bản thân tôi cũng đã từng nghiên cứu Bói Dịch tới nơi, tới chốn. Tuy nhiên bản thân là nghiên cứu Dịch Học chứ không phải nghiên cứu Dịch Bốc. Thế cho nên nhận ra được đâu là thực hư của toàn diện vấn đề này. Và đó cũng là lý do tại sao tôi lại có những ngôn ngữ dường như khá nặng chung cho những ai lầm lạc như thế. Vội đã khép mi nhìn đời dưới 50% ánh mắt, ra vẻ thấu suốt thiên cơ mà phán bạt mạng. Gây phúc cho tinh thần thì ít, gây họa cho quan điểm thì nhiều. (dĩ nhiên tôi ủng hộ những ai nghiên cứu Dịch Học). Mong các bạn bỏ qua cho ngữ khí có phần khó chịu này vậy. Tuy nhiên, chắc chắn điều đó không phải là hạt sạn trong mâm cơm tinh thần, của văn hóa chung. Mà là vị cay...! Tôi đã từng tiếc rằng: "Phải chi Khổng Tử ngày đó, biết dừng lại ở phạm vi học thuyết Nhân Đạo của mình thì hay biết mấy". Điều này đã làm minh chứng cho chân thành quan điểm của tôi trong những bài viết trước đó rồi vậy.
Được vậy, ta lại tiếp tục... tham khảo:
Cho nên ta không khó mấy để có thể nhận ra Trình Di đã dựa trên nền tảng duy nhất của Quẻ Lý mà lập luận, xây dựng học thuyết của riêng mình. Mà một khi đã khai thác sâu vào đó, ắt cái đuôi của đạo gia phải lòi ra... Đó là Khí! Và rồi ta thấy Chu Hi đã vô tình đề cao Lý và Khí một cách vô tư đến độ chỉ rõ cho mọi người biết rằng: Lý và Khí vốn là triết giáo của Lão Tử dùng để Tu Tiên!! Như người Việt mô tả thì việc làm đó chính là lấy "râu ông này cắm cằm bà nọ" mất đi rồi. Điều có có nghĩa là vẽ mặt diễn hề đó vậy.
Thế cho nên Bốc Dịch trong giai đoạn Nhà Tống, đã che mờ những giá trị thực tại của Kinh Dịch trước đó đã được khai thác dở dang, đối với người Trung Quốc nói chung. Quân sự thì có chiều khá hơn, bởi nhờ vào các sách lược của Binh Pháp đã đủ để lại. Điều tất phải đến là Nhà Tống nhất định phải trả giá đắt. Ta cám cảnh cho Tử Chiêm chỉ trích xu hướng lạc lối của Trình Di không thành, đành cam phận làm Tiểu Ẩn giữa triều mà dỗ hồn bằng Thi Họa... Âu cũng phúc hơn Bao Công ngâm câu "Thương sung thử tước hí" không trọn vẹn, mà phải thuyên chuyển qua Thập Điện đợi chờ kỳ cuối.
Và vó ngựa của Thành Cát Tư Hãn đang sãi nhịp mô phỏng, tìm lại hình bóng của Hoàng Đế khi xưa... Tuy nhiên, trước khi hậu duệ của Hoàng Đế ra vó; Hậu duệ của Chiến Thần Xi Vưu đã phất cờ lau, dấy hiệu tiên phong. Lê Hoàn rạch cõi, định biên. Và lý Công Uẩn đã nương theo nền móng đấy mà ra tay, "cất vó" trước. Để viết nên trang sử giai đoạn với lời tuyên ngôn, đã được trích trong Thiên Thư. Tôi cũng nhắc thêm rằng: Lý Công Uẩn chính là đại diện của 50 người con đã theo Cha xuống biển khi xưa.
Ta có thể thấy được rằng; An Dương Vương xưa kia chính là dòng Mẹ trên non. Do dòng Mẹ soán ngôi nên khiến dẫn đến họa mất nước. Vì lẽ đó cho nên ta thấy trong giai đoạn ấy thuộc Mẫu Hệ. Hễ Mẹ gây nên việc mất nước, nên trời khiến suốt chiều dài của lịch sử khi đó bắt buộc các Bà phải mang thân chinh chiến nơi sa trường để giành lại. Điều này khiến một số sử gia sau này không hiểu tại sao lúc đó: Các đấng tu mi nam tử đâu mất hết cả rồi. Lại để cho các phận nhi nữ quần hồng phải đứng lên như thế!?
Thật xấu hổ thay! Nhưng biết sao được, thế cục đang là Mẫu Hệ kia mà...!!
Và Lý Công Uẩn chính là người đại diện cho dòng Cha có trách nhiệm đứng ra và lấy lại quốc tổ. Thế nên ta mới thấy Rồng trao móng cho Lý Công Uẩn như Rùa đã từng cho móng đối với An Dương Vương khi xưa. Chúng ta cũng đã quen nghe những huyền thoại tiêm nhiễm của Trung Quốc với những việc đại loại như: Lưu Bang đi đâu cũng có mây ngũ sắc che trên đầu! Thế nhưng chúng ta lại không hề biết đến việc Lý Công Uẩn thuở hàn vi, đêm ngủ ở đâu cũng có Rồng xuống ấp cho ngủ! Mỗi sáng khi thức dậy, người ta thấy nơi ngủ của Lý Công Uẩn, còn rơi rụng vảy Rồng đầy khắp sân chùa!! Bởi lý Công Uẩn thường ghé vào Đình hoặc Chùa để ngả lưng mà ngủ qua đêm. Cũng chính vì nguyên do đó mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã ra sức mà phò chân mệnh giải phóng dân tộc, thoát khỏi kiếp xiềng gông đã hàng ngàn năm qua.
Do đó, chính Nhà Tống đã khiến cho những giá trị thực tại của Kinh Dịch càng sai lạc đi ở một tầm xa hơn nữa bởi Bốc Dịch! Điều nay không có nghĩa là tôi cổ xúy cho Tử Vi!! Nguyên do như tôi đã nói rằng Trần Đoàn chỉ có thể lĩnh hội nổi chừng 30% giá trị của Kinh Dịch mà thôi. Và ông đã cố làm bằng hết những khả năng "có thể" đối với Kinh Dịch. Mọi phương pháp bói nói chung; Đã phản ảnh sự bế tắc đối với Kinh Dịch rồi. Từ đó mới thể hiện qua sự Chiêm... Nghiệm... để hy vọng tiên tri sự việc ở tương lai.
Kể cũng lạ thật đấy! Xưa nay việc của quá khứ là những điều đã từng xảy ra, còn chưa biết đầy rẫy những oan trái vùi lấp. Thiên hạ lại cứ đòi mong được tri đến việc của tương lai, đang còn là những sự chưa có xảy ra bao giờ !?
Nhưng để tiên tri thì điều đó cũng có nghĩa thuộc lĩnh vực của Sấm Thư rồi, không hề là của Bốc Thư cho được. Vì Sấm sẽ cho ta tiên tri chính xác sự việc ở tương lai không lệ thuộc tính xác xuất bao giờ cả. Cho nên ta không được lầm lẫn giữa Sấm và Bói. Vấn đề cần phải thấy ở đây là tôi chỉ dẫn ra tỷ lệ ứng dụng Kinh Dịch cho dự đoán có phần "tạm ổn" tính xác xuất giữa Bói Dịch và Tử Vi mà thôi. Tất cả những điều lầm lạc đó, suy cho cùng thì cũng từ Không tử, Thiệu Khang Tiết bày ra cả thôi. Trần Đoàn ít nhiều cũng chịu sự ô nhiễm chung cùng môi trường đó không thoát ra được. Bằng như muốn tiếp tục nghiên cứu về bói, hầu thỏa tính thắc mắc định số của tương lai thì chi bằng: Sử dụng học thuật của Thái Ất Thần Kinh mà tôi vừa phục hồi cũng như đã trình bày ra ở trang này. Bởi Thái Ất Thần Kinh chí ít cũng đã thể hiện là kiêm cả Tử Vi lẫn Bói Dịch trong đó rồi. (Lưu ý; đừng lầm là kiêm cả Kinh Dịch).
Tuy nhiên tôi nhất định cũng phải nhắc chừng: Ta vốn là dòng dõi thuộc tộc Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ khi xưa. Kinh Dịch vốn thuộc di chỉ sở hữu là của mình. Nói theo cách xưa nay từng nói là của Quỷ Phương, Cấn Quỷ, Xích Quỷ... Vậy thì dân tộc Việt này, còn sở hữu một một cách bói nữa, đó chính là:
Bói Quỷ !... !?
Một tuyệt kỹ không dành cho thiên hạ lạm bàn đến cho được. Bởi chỉ có phương pháp Bói Quỷ mới có thể sánh ngang Sấm Ngôn mà thôi. Gẫm trong giai đoạn Nhà Tống, ít nhiều đã bị tác động bởi sư kiện Thôi Bối Đồ mà khiến sau đó gây lầm lạc cả lên và cổ xúy cho Bốc Dịch phát triển. Thiên hạ đã không hề đủ để biết rằng; Cùng với thời điểm đó, dân tộc Âu Lạc đã xuất hiện Bói Quỷ trải qua các triều đại mà vẫn chưa một ai có thể phát giác chứ chưa có thể nói đến biết cho được. Tôi nhắc lại: Từ biết đến hiểu, lại phải trãi qua cả một quá trình không có thể san bằng trong một sớm, một chiều cho được.
Tôi có thể chỉ rõ trong cùng một giai đoạn này, Bói Quỷ đã diễn ra với Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn. Không như Nhà Tống mày mò trong cách Bói Dịch mà làm loạn xã hội chung. Không ngẫu nhiên mà bài thơ trong kỳ thi Pháp Hoa Hội có câu: "Trắng dạ bạc đầu... bình Tống, Chiêm...", (ý mọn) là thế.
Và một khi hậu duệ của Hoàng Đế quay trở lại để thu phục cơ đồ của Tiên Đế về một mối thì ta thấy; Chữ Nguyên ở đây cốt là lấy từ ý tên quẻ đầu tiên của Kinh Dịch là Quẻ Kiền mà làm quốc hiệu - Kiền Nguyên. Nhiều nhà sử học về sau không hiểu cội nguồn phủ lấp lại cứ nghĩ rằng người Mông không lấy văn hóa bản địa lại lệ thuộc vào văn hóa người Hán trong giai đoạn Nhà Nguyên trị vì?! Bởi văn hóa Mông hay Hán cũng đều từ văn hóa của Người Việt bị đánh cắp mà ra cả thôi. Dĩ nhiên điều tuyệt bí này thì chỉ có Người Mông là nắm rõ nhất. Họ biết người Hán cũng lén thừa hưởng lại từ của Hoàng Đế khi xưa mà ra cả. Cho nên Nhà Nguyên nhất định phải thôn tính Âu Lạc hòng xóa đi di họa về sau. Cái di họa đó, người Hán đã hàng ngàn năm qua rồi mà vẫn chưa có thể hóa giải được.
Thật không may cho Hốt Tất Liệt. Quả là Trời bất dung gian đảng.
Bởi Nhà Trần chính là tinh hoa của giống nòi Âu Lạc. Nếu Nhà Lý có đủ khả năng để đọc thấu Thiên Thư đi chăng nữa. Thì Nhà Trần mới đích thực là sở hữu và được Tạo Hóa Mặc Định Thiên Thư. Như tôi đã có từng nói: Kinh Dịch vốn là Văn U Mặc. Thế nhưng ta đừng bao giờ lầm lẫn giữa Lạc Thư với Thiên Thư. Ta nên nhớ Kinh Dịch có nhắc đến Thiên Tượng. Và Thiên Tượng đó chính là chiếc cầu nối đến với Thiên Thư.
Lại phải lưu ý thêm nữa:
Thiên Tượng ở đây không có nghĩa như Tiểu Tượng và Đại Tượng Truyện trong Thập Dực mà Khổng Tử tưởng tượng... vẽ thành ra Cánh cho được. Hai Tiểu - Đại Tượng đó chỉ là hai con Voi Đất, đã được nặn ra thành Tượng... Phỗng! Hoàn toàn không phải là Thiên Tượng thực tại tiềm ẩn của Hóa Công trong Kinh Dịch cho được.
Chỉ tiếc rằng:
Tuy rằng Nhà Trần đã vượt Vũ Môn cả 3 đợt sóng mà Hóa Rồng trong giai đoạn rạng ngời của dòng sử bạc đó. Nhà Trần tuy có biết, nhưng chưa đủ để hiểu những khúc quanh nào của dòng sử. Từng đã bị san lấp mất mạch trong suốt giai đoạn cả ngàn năm trở về quá khứ miên viễn nữa? Cho nên ta thấy Nhà Trần vào niên hiệu Ứng Thiên đã giao cho Lê Văn Hưu truy dấu sử. Cho nên ta thấy Lê Văn Hưu chỉ rà soát bắt đầu từ giai đoạn đầu là Nam Hán Triệu Đà. Bởi Nhà Trần đinh ninh rằng tất cả mọi đầu mối bị bôi xóa nhất định phải xem xét từ giai đoạn này là hợp lý nhất. Thế nhưng Nhà Trần đâu ngờ được rằng còn đầy rẫy oan khốc trở về trước đó cần phải được làm sáng tỏ nữa.
Điều nhận xét của tôi đối với giai đoạn cũng như quan điểm của Nhà Trần có thể điển hình như: Trong bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo có dẫn chứng Dự Nhượng... Đó là giai đoạn của thời Xuân Thu. Rõ ràng là tư duy thời Nhà Trần rất cao. Không có lẽ nào với khả năng của Lê Văn Hưu lại không đủ để có thể lặn tận đáy của dòng sử ở tầng sâu hơn nữa để mà khảo sát. Và rồi sử gia kế nhiệm không có còn ai đủ để gánh trọng trách đó ngoài: Phù Tiên ! (tên chính thức của Phan Phu Tiên). Với tất cả khả năng để phù cơ đồ tìm về dòng Tiên Lạc...
Thật cay đắng cho giống nòi; Bởi cái bóng của Khổng Tử, đã che khuất tất cả những lối rẽ, dẫn nhánh dòng sử trở về nguồn cội mất đi rồi...
Thế nhưng chí ít; Nhà Trần cũng kịp thắp sáng đêm trường 1000 năm của giai đoạn dòng sử đục, gửi làm di chúc cho con cháu ở tương lai.
Giặc Minh đã ngay lập tức quay trở lại... Bởi những cáo chứng lịch sử của Nhà Trần lúc đó. Chính là tất cả những gì được gọi là văn hóa bao gồm bộ mặt thật của Người Hán sẽ bị phơi bày và sụp đổ toàn diện.
Một bản tính thâm hiểm với gen gian xảo, "di truyền thiên kỷ" ...
... !, ... !! ...
Nếu như kịch bản Thần Kim Quy trao "Móng" cho An Dương Vương thì phần tiếp theo Long Thần phải cho "Móng" với Lý Công Uẩn để được gọi là trọn vẹn.
Thế cho nên nhất định kịch bản: Thần Kim Quy tất phải giao Kiếm cho Lê Lợi để Bình giặc Minh tiếp theo ngay sau chính là Thiên Ý vậy. Nếu như ai đó?; Có bị lạc mất gốc của móng Rùa nơi ký gửi sử thời An Dương Vương. Tất nhiên kẻ đó không có đủ đầu mối để dò đến thanh Kiếm Thuận Thiên mà Rùa lại trao cho Lê Lợi trong dòng sử của giai đoạn này được.
Và thêm nữa: Thế cuộc đó cũng vừa kết thúc khi "Cụ Rùa" Hồ Gươm vừa ra đi đúng với chu kỳ trọn vẹn trong thời kỳ cuối của Tạo Hóa.

Không hề là ngẫu nhiên bao giờ cả.



16 - DẤU VẾT KINH DỊCH THỜI MINH .
Tôi khẳng định với 3 ứng cử viên sáng giá được liệt kê sau đây:
1 . Quân Sự với Lưu Bá Ôn làm đại diện.
2. Y Học có Lý Thời Trân chiếm vị trí một trong Tứ Thần Y.
3. Phong Thủy bao gồm song quái liên thủ; Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn.
Với những giá trị thực tại đó, đã từng được các triều đại trước phát huy và duy trì trong quá khứ lịch sử tiềm ẩn rất khéo léo. Những thực tại này của Kinh Dịch, không mấy ai nghiên cứu Dịch Học nói chung, có thể dễ dàng phát hiện cho được. Đơn giản bởi tính Bói Dịch đã che mờ đi những thực tại giá trị này. Đó là điều ta khó phủ nhận cho được.
Tính từ giai đoạn của cột mốc lịch sử này. Ta cứ dò mạch điểm huyệt dòng sử một cách sơ lược xem sao?
a) Như tôi đã chỉ rõ; Cánh cửa đầu tiên khi bước vào thế giới của Dịch Học chính là Y Học. Vậy ta cũng theo trình tự đó mà dò la... manh mối.
Với khả năng kém cỏi tôi không biết có còn "chân nhân bất lậu tướng" nào... Ẩn dật trong giai đoạn của Nhà Chu, lẩn khuất ở đâu đó nơi hẻm rừng xó núi nào nữa hay không? Nếu không, tôi chỉ ra một trong những đại diện của Tứ Thần Y đó chính là: Biển Thước. Thần Y Biển Thước xuất hiện vào thời loạn Chiến Quốc. Vào lúc đỉnh điểm của Kinh Dịch đang phát huy đến độ "; Đạo cùng tắc biến, Đạo cực tắc phản" !
Và thời loạn Chiến Quốc, phản ảnh toàn cục cho ta thấy rõ cái nguyên lý đối xứng gương ở chỗ: Hễ phản chính kiến, ắt biến tư duy. Trong giai đoạn này và kể về sau nữa, ít có ai nhận ra Biển Thước chính là dòng của Bách Việt. Ông đã thể hiện qua tên hiệu là Việt Nhân làm khẳng định! Riêng cái áo nghĩa của tên Biển Thước, hàm ý bên trong là Xích Hải. Đó chính là Xích Hải Việt Nhân vậy (giống Rồng ở miền biển của Người Việt). Tuy nhiên ta thấy, với khả năng dụng Dịch lên đến đỉnh độ đó; Nhà Chu trụ vững cơ đồ đủ một Thế Cuộc 500 năm trọn vẹn. Chính cái loạn Chiến Quốc, phát sinh Bói Dịch từ Khổng Tử, gây nên sự sụp đổ là một đầu mối nghi ngờ để xem xét. Nhất định không có thể bỏ qua cho được.
b) Nhà Hán với 3 công cụ ứng dụng thực tại giá trị của kinh Dịch đó. Đã được Trương Lương phát huy lên đến tột đỉnh. Vì thế Nhà Hán cũng đi trọn 500 năm của một chu trình Thời Vận. Trong giai đoạn này, ta cũng thấy tất cả tinh hoa của Y Học phát tiết mà nở rộ... như tôi đã có dẫn. Và cũng đề cử được cho đời nhân vật Hoa Đà trong Tứ Trụ Y Học. Và lẽ đương nhiên, Nhà Hán có đủ năng lực để trấn yểm nước Việt 1000 năm liền sau đó qua sự thông đồng của Triệu Đà.
c) Nhà Đường tiếp nối nền tảng từ Nhà Hán, cho nên ta thấy cũng có ứng cử viên đắc cử ghế thứ ba trong Tứ Trụ là Tôn Tư Mạc! Do Nhà Đường có yếu kém về thuật Phong Thủy hơn so với Nhà Hán trước đó. Một phần rất lớn là do bị tác động từ quan điểm của Nhà Phật. Nên ta thấy cơ đồ cũng có thể duy trì non... vài ba trăm năm, cũng đủ để được gọi là trường tồn.
d) Với Nhà Minh thì rõ rồi. Bởi giai đoạn lịch sử này cũng tương đối gần, nên ta dễ dàng nhận biết được một cách thuyết phục nhất. Không cần phải liệt kê những sự kiện Quân Sự lẫn Phong Thủy. Ta không thể chối bỏ cho được nhân vật cuối cùng trong tứ trụ chính là Lý Thời Trân vậy.
Tuy nhiên những dẫn chứng điển hình vừa qua. Chúng ta đã bỏ sót qua giai đoạn của Tần Thủy Hoàng! Điểm lại; Về lĩnh vực Quân Sự thì thuyết phục tuyệt đối. Bởi Tần Thủy Hoàng đã gồm thâu lục quốc. Trong khi giai đoạn này đầy rẫy những mưu sĩ cũng như sách lược Binh Pháp xuất hiện khắp các chư hầu đương thời khi đó. Xét đến lĩnh vực Phong Thủy thì Tần Thủy Hoàng đã từng thân chinh mà đi đến biên thùy. Vượt qua sông Dương Tử mà dùng roi đánh phạt địa huyệt của núi Thiên Ấn Sơn phía trước núi Chung Sơn để thị uy. Hy vọng qua đó thì cái khí của thiên tử đủ để trấn áp toàn vùng Ngũ Lĩnh này. Và Y Học thì có Từ Phúc. Một y nhân đã tính đến bào chế thuốc trường sinh rồi chứ không màng đến thuốc đơn thuần nữa!
Cớ sao lại không được liệt trong danh sách Tứ Thần Y !? Điều lý giải có vẻ như là Từ Phúc và Nhà Tần thuộc giải ngoại hạng rồi vậy. Bởi Tần Thủy Hoàng vốn là một trong nhóm Bách Việt ngày ấy. Vả lại, Từ Phúc cũng một đi không trở lại và đang định cõi ngoài biển đông kể từ ngày đó mất rồi. Như tôi đã từng nói tránh về vật chứng và nhân chứng. Thế nhưng ngẫm không ai đủ hiểu đến nhân chứng tiềm ẩn mà tôi gợi ý trong những bài trước. Đó chính là Người Nhật hôm nay.
Tôi khẳng định:
Người Nhật chính là nhân chứng đắt giá nhất, cho người Việt hôm nay về Kinh Dịch chính là của Người Việt. Và ngày đó, Từ Phúc mang theo Thái Bình Kinh. Và Kỳ Thư này vẫn đang hiện diện tại Nước Nhật, kể từ ngày đó cho đến giai đoạn hôm nay.
Thế cho nên ta thấy Chu nguyên Chương, không có thể bỏ qua ý định thôn tính nước "Đại Ngu" cho được rồi. Lẽ đương nhiên ta không phải thắc mắc đối với Nhà Minh khi Chu Nguyên Chương dời đô vượt qua dòng Dương Tử để tọa lạc tại Nam Kinh.
Và Chu nguyên Chương cũng nhất định không chịu thua kém Tần Thủy Hoàng, khi phạt roi núi Ngưu Đầu, cứ ngoảnh theo phương Nam... 100 hèo !?. Để gọi là thị uy "chướng khí". Thế nhưng, Chu nguyên Chương trong ngày đó; Đã không đủ để biết rằng, Kim Ngưu lại chính là linh tổ của họ rồi.
Và cũng kể từ giai đoạn đó; Người Trung Quốc vĩnh viễn chớ có nuôi mộng giục ngựa đo móng lên mảnh đất của Người Việt, thêm nửa móng ngựa nào nữa.
Phải! Vĩnh viễn.
Chúng ta tạm xét lui trở về trước thời điểm khi Nhà Minh thôn tính Người Việt, đang vỗ ngực xưng danh là Đại Ngu. Tôi xin miễn bàn về hai chữ này. Bởi tự nó đã nói lên tất cả rồi. Có lẽ do hai cha con nhà Hồ Quý Ly đã điểm trúng huyệt mảnh đất có thế Long Xà Ẩm Thủy mà đắc chí chăng?! Khốn thay, đó lại không hề là địa mạch của dân tộc Việt bao giờ cả. Tuy thế, hai cha con của Hồ Quý Ly cũng đã cho quân Minh bạt vía bao phen trong giai đoạn đấy.
Và rồi Nhà Minh ngay lập tức tiêu hủy toàn bộ những chứng cứ mà Nhà Trần đã từng khôi phục lại được từ hơn trăm năm trước. Dân tộc Âu Lạc lại phải đắm chìm giữa dòng sử đục thêm trăm năm nữa...
Ta thật khó khăn lắm mới có thể nhìn thấy được trong đêm trường tăm tối đó, có một sự kiện như bóng huỳnh hoặc chập chờn...:
Bởi Nhà Minh biết rất rõ những bí sử đối với Kinh Dịch lẫn giống nòi Âu Lạc. Lại thêm những gì mà nhà Minh chiếm đoạt được từ Nhà Trần cũng như khả năng của hai cha con Hồ Quý Ly và Hồ Nguyên Trừng thể hiện. Khiến nên Nhà Minh đã âm thầm bắt Hồ Quý Ly mà giam trong cấm ngục và dụ dỗ Hồ Nguyên Trừng mà khai thác tuyệt kỹ sở học. Ngày đấy, ta thấy Hồ Quý Ly đã thà ôm tuyệt kỹ mà chết trong ngục, Hồ Nguyên Trừng chưa có thể sở hữu cho được. Thế cho nên Hồ Nguyên Trừng tuy đã thuần phục Nhà Minh, tận hiến cũng không có đủ khả năng để đọc thấu được Kinh Dịch mà hòng thi thố.
Ngay lập tức, Nhà Minh quay trở lại dò la...
Và lần này thì Nhà Minh đã đảo ngược kế hoạch như sau: Trong kế hiểm ngày trước là Nhà Minh đã bỏ cha là Hồ Quý Ly để bắt con là Hồ Nguyên Trừng hòng ấp ủ mầm non tương lai... Và kế hoạch ngày đó đã hoàn toàn phá sản khi Hồ Quý Ly ôm tuyệt kỹ xuống mồ mà chịu tội cùng giống nòi Âu Lạc mất rồi. Lần này mưu độc hơn là họ bắt cha và bỏ con...
Đó là bắt Nguyễn Phi Khanh và bỏ... Nguyễn Trãi !!!
Ô hô ! ... !! ... !!!
Thế mới biết Cơ Trời vốn không phải là nơi để thiên hạ với tới, cho dù có là tưởng tượng hay chỉ là giả thuyết. Đối với Tạo Hóa, con người có tài giỏi đến mấy cũng trở thành trò hề mà thôi. Nói chi đến những thành phần... miễn bàn.
Và rồi việc tất phải đến là Thần Kim Quy trao Gươm cho Lê Lợi để thực thi ý Thuận Thiên đã định.
Ta xét thấy quy luật tiềm ẩn của Kinh Dịch đã thể hiện trong hai giai đoạn như: Nhà Trần ngoài quân sự và phong thủy, y học đã cống hiến Tuệ Tĩnh làm minh chứng. Duy có điều đáng tiếc là Nhà Trần lại đắm chìm vào thuật bói toán bao gồm tử vi từ Trung Quốc sang, nên phải trả giá một cách đáng tiếc cho những lầm lạc đó. Đến Nhà Lê, Nguyễn Trãi đã dụng đến đỉnh của Dịch Thuật cũng như quân sự. Thậm chí Nguyễn Trãi cũng đã dụng đến "Bói Quỷ" để mà dựng cơ đồ của Âu Lạc trong giai đoạn đó. Lĩnh vực Phong Thủy ngay lập tức đóng góp Tả Ao. Y học cũng không chịu thua với sự xuất hiện trong giai đoạn lịch sử nhà Lê với Hải Thượng Lãn Ông, để khẳng định giá trị một cách tuyệt đối của Kinh Dịch.
Cũng chính vì lãnh đòn chí tử từ Nhà Lê mà Nhà Minh dần quỵ. Nhân cơ hội đó, tộc Hoàng Đế dốc binh thôn tính Nhà Minh với ẩn ý danh xưng là Dã Tiên ( !! ), mong phát tín hiệu cùng Nhà Lê. Tộc Nữ Chân cũng đang hiệp công cùng Dã Tiên, khiến Nhà Minh muôn phần bấn loạn "binh pháp". Xét phúc phận của Nhà Minh là do quan điểm của Nhà Lê đã được Nguyễn Trãi thảo trong Bình Ngô Đại Cáo qua ý: "Ta mở đức hiếu sinh, mà hòa hiếu thực lòng...". Nếu không, e rằng ngày đó Nhà Minh đã thành ra "con ma lạc mồ" trong giai đoạn lịch sử này rồi mà chớ ...
Nhưng quả có như thế thật !...
Bởi Thanh, đồng nghĩa với Kim ... Và đó cũng là những gì đang tiếp đến trong bài... chờ nối tiếp...


17 - Lạc Thư tìm về Lạc Việt.
Ba vạn sáu nghìn ngày...
Là câu diễn tả thế cuộc trong cõi trăm năm của một đời người, và kẻ sĩ nhất định hiện diện đúng thời điểm, hầu lăm gánh non sông. Cho nên ta thấy chu kỳ của một Vận bao gồm 360 năm với hai Thế, tùy thời thịnh suy đắp đổi.
Và 3.600 năm là một Hội đất trời chu lưu vừa đủ. Đủ để cho mọi sự trôi lạc từ suối nguồn sơn khê về tới biển cả. Như dụ ngôn của Nhà Phật về con Rùa mù, tìm phải đoạn cây mục, trên một khúc của dòng sử nào đó. Đang trôi xuôi bề biển cả...
Nếu ta lấy thời gian giới hạn phạm vi đo lường trong khuôn sử 4000 năm để xem xét thì; Dòng sử mà con thuyền dân tộc Âu Lạc đang neo bến, chính là vùng địa phương mà Nhà Lê đang định xứ trong cuộc hành trình 3600 năm. Địa danh Hợp Phố, thêm một lần nữa bước ra từ huyền thoại và tụ hội tại địa phương của Nhà Mạc với Tuyết Giang Phu Tử.
Ta thấy Nhà Minh lúc đương thời là Minh Thế Tông đang phục hồi Dịch Kinh với nhóm Thiệu Nguyên Tiết và Đào Trọng Văn hòng ủ mưu..., rình rập, dòm ngó...
Thế nhưng... Xứ Việt bên ấy, có một Ngư Ông đang ngồi lẳng lặng "buông cần trúc...", trên dòng Tuyết Giang...!? Mà phát khiếp!
... Lại thêm..., còn hai học trò theo hầu là Phùng Khắc Khoan và Nguyễn Dư nữa !! (Nguyễn Dữ). Nhà Minh đành bỏ quên Giấc Nam Kha đi vậy. Đành chấp nhận ru dỗ với hai từ "Gia Tĩnh" mà nhắc nhở chớ có manh động, mà chuốc...
Bởi Thiên Cơ rất khôn lường. Những thế hệ con, cháu, chắt, chút, chít... Hì hục mài mực loang cả bến sử khi ấy mà công kích Nhà Mạc cho ra vẻ sĩ khí dân tộc !? Họ đều không đủ để nhìn thấy rằng: Nguyễn Bỉnh Khiêm đang phò Nhà Mạc đấy. Cái nguồn vốn đầu tư bằng quỹ đất vào Phương Bắc trong quá khứ từ đâu thì ta chưa rõ? Thế nhưng...; Cái lãi ròng từ lợi nhuận của Phương Nam ở tương lai đây thì..., miễn bàn.
Cái dự án với tiêu đề: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Đã đi thẳng vào huyền thoại và yên vị tại một nơi trang trọng nhất trong kho tàng lịch sử văn hóa của dân tộc Việt hàng trăm năm qua. Và..., mãi về sau nữa... Mãi mãi nữa...
Cho nên nhất định; Minh - Mẫn - Đế, nghị tông...!, rồi ra hoài tông...!! Đành ôm khối hoài mộng mà về với Hoàng Tuyền cùng nguyên tổ của mình vậy thôi.
Vấn đề mà ta cần phải xét tiếp là Nhà Thanh. Nỗ Nhĩ Cáp Xích vốn thuộc nước Đại Kim khi xưa. Bao gồm cả Nam - Bắc Triều hiện nay. Có nguồn gốc Người Mãn thuộc bộ tộc Nữ Chân chứ không phải là Người Hán thuộc bộ tộc Phục Hy! Trong cội nguồn lịch sử thuở tạo thiên lập địa. Cứ tạm xem là thời Phục Hy - Hoàng Đế - Xi Vưu. Thì bộ tộc Nữ Chân này vốn có mối ràng buộc cận huyết với bộ tộc Cửu Lê của Tiên Huyền Nữ.
Có một cách duy nhất để có thể tìm ra mối ràng buộc này thì chỉ có: Nhất định phải hồi phục tiếng Dao Cầm và Tiêu Khúc, mới có thể xác định được minh bạch mà thôi. Thời điểm đó chính là lúc Kinh Dịch hoàn toàn trở về với dân tộc Việt Nam. Và một trong những giá trị thất lạc của Kinh Dịch chính là phục hồi lại những điệu nhạc của Dao Cầm.
Trong quá khứ lịch sử của giống nòi; Thạch Sanh đã từng dùng tiếng Dao Cầm mà bãi binh 18 chư hầu làm khẳng định. Như tôi đã từng phát biểu: Tất cả huyền thoại sẽ bước ra thực tại trong một sớm một chiều... Ở vào thời điểm của một tương lai gần... và rất gần...
Vấn đề nhất định cần phải được đưa ra tòa công luận, trước vành móng ngựa (Tiêu Sương) trong thời kỳ cuối là: Tại sao những thực tại oan khốc mà người Trung Quốc vùi lấp chân lý ngàn xưa nay: Người Mông Cổ và Đại Kim biết rất rõ, nhưng họ vẫn có ý tiếp tục che lấp mong chiếm đoạt, mỗi khi có cơ hội đưa chân lý thực tại đó ra ánh sáng ?!
Tạm thời ta xếp những hồ sơ nghi vấn đó chung trong ký mã "Tham Vọng", chờ hạ hồi phân giải.
Điều mà tôi muốn nhắc đến chính là lúc Nhà Thanh không biết Càn cao Khôn rộng bao nhiêu trong thế giới Dịch Kinh mà dám cả gan đưa tay với thử. Thật không may cho Tôn Sĩ Nghị trong thời điểm của lịch sử đó. Trong giai đoạn này của lịch sử Việt. Kinh Dịch đang thể hiện thế Long Hổ Tranh Châu giữa sự hóa thân của Quang Trung và Gia Long. Điều mà trước khi ra roi mở cõi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng nhắc khéo họ Nguyễn, kẻo mà phải cảnh: " Hổ chiến Giao tranh tiếu lưỡng thù" rồi vậy.
Bất hạnh thay cho Nhà Thanh! Tôn Sĩ Nghị đã dẫn quân vào giữa hai đỉnh thác đang tuôn trào của dòng sử Việt. Và Tôn Sĩ Nghị đã làm nền cho Thiên Anh Hùng ca sử Việt ngày đó thêm hoàng tráng hơn mà thôi.
Bởi nhà Thanh hoàn toàn không thể nào ngờ được dân tộc Việt đang hiện diện như có như không một Cuồng Ẩn. Một Tiều Phu vẫn từng thường ngày hái củi ở La Sơn! Phải, Bởi kẻ cuồng ẩn đó bất chợt "tỉnh queo"... Và chống gậy đi..., lược trận cùng Quang Trung, trước quân Thanh, khi đã 65 tuổi !! Ấy là tôi chưa kể đến trong xó rừng còn có hai kẻ chán đời và đồng thời cũng là huynh đệ đồng môn của La Sơn Phu Tử là Như Ý Thiền và Tố Như nữa !!!
Một trong hai kẻ đó, đã từng phát biểu một câu xanh rờn sử sách: Tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như !?"... Chỉ biết rằng, âm thanh của câu nói đó, đã vang vọng và rền khắp trên toàn miền thế giới đương đại hôm nay. Hạ hồi sẽ rõ...
Thật đau lòng biết mấy, khi: Những thế hệ hiện nay... Vốn mù lòa văn hóa cội nguồn, què quặt tư duy giống nòi Việt tộc, ăn mày ngôn ngữ thừa thẹo..., đầy ô nhiễm. Rồi cuồng ngữ cùng trong nhà mà ra dại chợ với thiên hạ năm châu. Bởi đầy rẫy trên toàn miền địa cầu hiện nay. Những kẻ đứng đầu cũa những quốc gia tiến tiến nhất, văn hóa nhất. Vẫn thuộc nằm lòng, rồi nhắc chừng với Người Việt về Thơ Kiều của Nguyễn Du.
Đau lắm thay! (có vị cay...).
Kẻ còn lại, khóc mãi giữa núi rừng hoang vắng một mình là:
"Khạc chẳng ra cho nuốt chẳng vào.
Miếng tình nghẹn lắm biết làm sao.
Muốn kêu một tiếng cho to lắm.
Rằng... Ối ai ơi! Nó thế nào...".
Ôi! Sao mà cảm giác..., giống như nuốt trái cấm nơi vườn địa đàng, từ thuở nhân loại mới chào đời làm vậy!?
Quá nghẹn..., vướng... (thêm vị đắng).
Tôi nhất định phải dành riêng ra một trang bỏ trống! Để ta cùng gậm nhấm nỗi lòng của dân tộc chỗ... không có chữ nhé:
Ta cùng... Mặc Tưởng...
..., ..., ...
...Trong Thiên Thư có chép rằng:
Khi xưa, lúc Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay với mỗi người 50 người con dẫn theo...
50 người con theo Cha xuống biển, chính là những ai đã làm nên dòng lịch sử của 3.600 năm qua đó. Riêng 50 người con theo Mẹ lên non; Không phải bất kỳ ai khác hơn chính là... Vùng đất mà chúng ta ngày nay gọi là Chiêm Thành đấy !?
Thật kinh hoàng chung, cho mọi tư duy nhân loại của mọi đương đại.
Và Thiên Ý chỉ định: Nhất định giống nòi này phải nhìn nhận nhau lại trước khi Kỷ Nguyên Mới mở cửa. Và giai đoạn của 1975, đánh dấu hoàn tất ý chỉ đó. Mọi tư duy của nhân loại nói chung, bất khả lạm bàn. Thế cho nên; Cho dù trong giai đoạn của thời điểm lịch sử đó. Tất cả toàn cầu có đứng ra ngăn cản. Cũng sẽ là bất khả dĩ cho việc tiếp tục ngăn cách giống nòi Người Việt hôm nay, tìm về từ cội nguồn lưu lạc mãi ngàn xưa qua.
Hãy cẩn thận lời một cách tuyệt đối, với sự kiện thuộc về thiên cơ này. Kẻo nơi thời kỳ cuối lại phải gậm nhấm câu: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập", cũng đã là muộn rồi vậy.
Cho nên ta mới xét thấy có một sự chí lý nơi quá khứ lịch sử khi: Cao Biền vốn là một kỳ nhân về thuật phong thủy xưa nay. Điều này ta nhất định phải công nhận, không thể đã phá một cách mê muội cho được. Cao Biền đã không thể nào hiểu nổi; Tại sao không điểm ra được "Đuôi Rồng" của dân tộc Việt, trong giai đoạn của dòng sử đục khi đó, để mà trấn yểm cho xong ?!
Bởi Thiên Cơ ngày đó khiến nơi địa phương của dòng Cha đã tan hoang. Nhất định Đuôi Rồng phải ẩn tàng bên định xứ của quê Mẹ là Chân Lạp. Cao Biền hoàn toàn không có thể nào ngờ cho được Chân Lạp ngày đó, chính là dòng của Âu Cơ đã dẫn 50 con đi định cõi khi xưa mà ra.
Vì thế: Người Trung Quốc! Xem chừng lại, về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bởi điều đó, tổ tiên người Việt đã từng có nhắc rõ trong quá khứ lịch sử rồi:
"Tiệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư".

Chớ có gieo thêm bất kỳ một hạt giống tham vọng gì thêm, trước mùa gặt của Tạo Hóa nữa.
Nguồn : https://www.facebook.com/kysuphiabenkia/
dienbatn giới thiệu.
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét