Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

Published tháng 6 06, 2021 by Thu Trang with 0 comment

[Bạn có biết] Những áp lực khi HỌC và LÀM IT [Lập Trình Viên]


Mục Lục Nội Dung

Chào anh em, vẫn là những vấn đề xoay quanh tiền lương 🙂 nhiều người thường nghĩ rằng làm IT lương cao, kỹ sư công nghệ thông tin lương có thể lên tới hàng ngàn đô mỗi tháng.

Đúng ! Là một người trong ngành mình công nhận điều đó, nếu xét về mức lương thì làm IT có thể nói là cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung.

Thế nhưng điều kiện là bạn phải có năng lực thực sự, hay nói cách khác là bạn phải thực sự nổi bật và kèm theo đó là một áp lực không hề nhỏ để có thể với tới mức lương ngàn đô.

Mọi người thường chỉ quan tâm đến kết quả mà không biết về những áp lực khi làm IT. Vì vậy mà trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với anh em để anh em dễ hình dung hơn về những áp lực khi làm IT nhé.

#1. Áp lực về tiến độ

Vâng, tiến độ có lẽ là câu chuyện chung không chỉ cho mấy anh em học IT mà còn cho nhiều anh em làm trong các ngành nghề khác.

nhung-ap-luc-khi-hoc-va-lam-it-cong-nghe-thong-tin (1)

Trễ tiến độ sẽ bị đánh giá, trễ tiến độ sẽ bị sếp chửi, trễ tiến độ sẽ bị khách hàng mắng, trễ tiến độ sẽ ảnh hưởng tới bộ phận khác…

Có muôn vàn lý do để anh em làm IT nói riêng phải bằng mọi giá sao cho cho kịp tiến độ và từ đó khái niệm OT (Over Time) là hai từ quen thuộc, nó sẽ hằn sâu vào tiềm thức 🙂 Nếu anh em đã và đang làm IT thì mình tin chắc là anh em sẽ biết điều này ^^

Nhiều lúc ở công ty, các bộ phận khác như (kế toán, sale…) về hết rồi nhưng mấy anh em IT vẫn phải ngồi lại, cặm cụi ôm cái máy tính để làm cho xong việc ⊙﹏⊙

Rồi có những dự án gấp gáp quá, có khi anh em phải kéo nhau đi làm cả thứ bảy, chủ nhật để cho kịp tiến độ, còn bàn giao cho khách hàng.

Đặc biệt là anh em nào làm outsource cho các tập đoàn lớn hoặc các đối tác khó tính như khách hàng Nhật Bản thì việc làm sao kịp tiến độ là vô cùng quan trọng, nếu không muốn bị sếp chửi SML.

#2. Áp lực về chất lượng mã nguồn

nhung-ap-luc-khi-hoc-va-lam-it-cong-nghe-thong-tin (1)

Có những lúc lập trình viên phải code làm sao cho kịp tiến độ, trong khi chỉ còn có ít ngày nữa là đến hạn bàn giao rồi.

Câu chuyện đáng nói là, nếu chỉ còn ít thời gian như vậy thì liệu lập trình viên có đảm bảo được chất lượng mã nguồn code hay không?

Bình thường sẽ có bước review và đánh giá chất lượng mã nguồn nếu như chúng ta làm theo đúng quy trình trước khi bàn giao cho khách hàng. Nhưng bước này thường bị bỏ đi nếu dự án đã quá gấp.

Trong khi đội ngũ kiểm thử (tester) thường chỉ test được trên giao diện và kiểm tra xem dữ liệu có được lưu đúng, hay thay đổi đúng không… chứ rất khó để kiểm tra được cả chất lượng mã nguồn.

Một số công ty có áp dụng các công nghệ quét tự động để kiểm tra chất lượng mã nguồn, nhưng về cơ bản thì nó chỉ đảm bảo ở mức tương đối mà thôi.

Tất cả vẫn phụ thuộc vào việc lập trình viên viết như thế nào để đảm bảo chất lượng mã nguồn là tốt nhất (dễ bảo trì, dễ mở rộng sau này).

Có thể bạn sẽ thích: 

#3. Áp lực về sự nhàm chán

“Chán” đối với lập trình viên có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình làm việc.

nhung-ap-luc-khi-hoc-va-lam-it-cong-nghe-thong-tin (2)

Đơn cử nhất có hai trường hợp đó là gặp vấn đề khó quá mãi không nghĩ ra cách giải quyết, hai nữa là có quá nhiều vấn đề cần giải quyết, mãi không hết việc.

Thực ra thì việc giải quyết vấn đề chính là trách nhiệm và cũng là công việc của lập trình viên, thế nhưng nếu vấn đề đó quá khó hoặc quá nhiều và lặp đi lặp đi thì đôi khi sẽ gây nên sự nhàm chán.

Trường hợp gặp vấn đề khó thì đối với nhiều anh em, đôi khi đây lại là cơ hội tốt để có thể thể hiện khả năng của mình, nhưng đối với nhiều bạn thì nó lại gây nên sự ức chế, chán.

Tất nhiên, để trở nên nổi bật hơn thì anh em cần phải tìm cho ra cách giải quyết vấn đề đó, thay vì cảm giác chán nản, bỏ dở giữa chừng (không biết thì có thể đi hỏi mà, làm miết rồi cũng ra thôi).

Còn việc gặp nhiều vấn đề nhỏ mà nó cứ lặp đi lặp lại thì anh em phải chấp nhận thôi. Đôi khi đây lại là “đặc sản” của mấy anh em làm IT khi làm các dự có cấu trúc chưa tốt.

#4. Áp lực trong việc trau dồi kiến thức mới

nhung-ap-luc-khi-hoc-va-lam-it-cong-nghe-thong-tin (3)

Ngành khác thì mình không rõ lắm về các tiêu chí đánh giá như thế nào, nhưng khi đã làm IT thì bắt buộc anh em phải có năng lực thực sự.

Năng lực tới đâu, lương tương tới đó. Mà muốn năng lực tăng thì phải không ngừng trau dồi kiến thức và công nghệ mới.

Nhưng khi làm thì anh em sẽ hiểu được một điều, đó là quỹ thời gian của anh em nó sẽ bị co lại nhiều như thế nào. Mỗi ngày mặc định có 8 tiếng làm việc trên công ty rồi, nếu anh em nào chăm chỉ (do OT mà ra 😊) thì có khi làm cả đêm nữa.

Vậy thời gian đâu để anh em học hỏi thêm kiến thức mới và công nghệ mới nữa? Thực ra thì nếu biết cách thu xếp thời gian hợp lý thì anh em vẫn có thể bố trí được thôi, nhưng buộc anh em phải “cày” trâu hơn, không khác được.

Bạn thử nghĩ mà xem, đi làm về là “oải” rồi, lại còn ngồi học cái mớ kiến thức mới nữa thì đôi khi rất áp lực và mệt mỏi thực sự !

Nhưng có làm thì mới có ăn mà đúng không, nếu anh em muốn nâng cao trình độ thì buộc anh em phải cố gắng hơn người khác thôi. Làm gì có gì dễ dàng đâu, dễ dàng thì thu nhập làng nhàng vậy thôi 😀

#5. Áp lực từ cấp trên

nhung-ap-luc-khi-hoc-va-lam-it-cong-nghe-thong-tin (4)

Mình từng làm ở một công ty outsource cho Nhật, sếp tuy là người Việt nhưng sống ở Nhật lâu năm nên anh em cứ coi như là người Nhật luôn cũng được 😊

Sáng nào đến sếp cũng kiểm tra tiến độ, soi từng ông một xem làm tới đâu rồi. Nhất là mấy ông Leader ngày nào cũng bị gõ đầu ép tiến độ.

Mình hiểu là làm việc với người Nhật thì buộc phải chấp nhận như vậy, vì để trễ tiến độ một lần thôi sẽ bị mất uy tín, lần sau có thể họ sẽ không thuê mình nữa.

Nhưng ngược lại, nhân viên (lập trình viên) đôi khi lại cảm thấy bị áp lực. Rõ ràng có những lúc đã rất cố gắng rồi, nhưng vẫn bị trễ tiến độ. Trong khi đó, sếp lại cứ lôi mình ra nói này nói nọ… bạn hiểu cảm giác đó chứ !

Mỗi một môi trường đều có những áp lực khác nhau, chỉ khi có áp lực thì chúng ta mới tiến bộ được. Nhưng cá nhân mình thì nghĩ, sếp không nên quá tạo áp lực cho nhân viên (một cách cứng nhắc) như vậy.

Làm sao để họ tự nhận thức được trách nhiệm công việc, làm việc có kế hoạch và hoàn thành kịp tiến độ thay vì ép tiến độ quá mức như vậy .

#6. Lời kết

Minh xin chốt lại vấn đề: Áp lực là một phần của thành công các bạn à, có áp lực thì chúng ta mới trưởng thành và khôn ra được.

Với lập trình viên nói riêng thì áp lực đến từ nhiều phía, nhưng tựu chung lại thì đó như là một phần của công việc, mà anh em buộc phải đối diện và vượt qua nó.

Xin chào và hẹn gặp lại anh em trong các bài viết tiếp theo của mình nhé !

Đọc thêm:

CTV: Nguyễn Đức Cảnh – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet

Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep

Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét