Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Published tháng 6 14, 2021 by Thu Trang with 0 comment

Mậu thân 1968 (P#4): Tại sao Paris được chọn là nơi đàm phán

Xin chào các bạn, đến hẹn lại lên, trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước có trong Series “Ngược dòng thời gian” của Blog chia sẻ kiến thức [dot] com.

Ở bài viết trước, mình và các bạn đã cùng tìm hiểu về bước ngoặt của chiến dịch Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán để bàn về việc lập lại hòa bình ở Miền nam Việt Nam chúng ta.

Và cuộc đàm phán này đã thể hiện rõ nét nhất về thuật hùng biện của ông Lê Đức Thọ. Còn tài hùng biện như nào thì mời các bạn hãy cùng mình đi vào phần nội dung chi tiết ngay sau đây nhé 🙂

Đọc lại bài viết:

mau-than-nam-1968-p4 (1)

Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ đã buộc phải xuống nước, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Paris để thỏa hiệp về việc ngừng ném bom và chấm dứt chiến sự tại Việt Nam.

Một cuộc đàm phán đã đưa tên tuổi của ông Lê Đức Thọ vang danh thế giới. Dành cho những bạn nào chưa biết thì ông là người Việt Nam  duy nhất nhận giải Nobel tính đến thời điểm hiện tại.

Để thống nhất Paris làm địa điểm trung gian – là nơi đàm phán thì chúng ta đã phải mất hàng tháng trời để đấu tranh. Vì cả hai bên đều hiểu rằng, địa điểm đàm phán sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả chung cuộc của cuộc đàm phán.

mau-than-nam-1968-p4 (3)

Liên Hợp Quốc đứng ở giữa thì gợi ý địa diểm ngay từ đầu là Paris, thế nhưng phía Mỹ lại muốn ngồi tại Giơnevơ – Thụy Sĩ – một đồng minh không chính thức của Mỹ.

Với quyết tâm dành được lợi thế trên bàn đàm phán nên chúng ta đã đề xuất đàm phán ở Phnôm Pênh – nơi mà chính quyền đang nằm trong tay của quốc vương Sihanouk – một người rất mến mộ Bác Hồ.

Lý do mà chúng ta chọn Phnôm Pênh làm địa điểm để đàm phán thì chắc hẳn các bạn cũng đoán ra được là gì rồi đúng không:

  • Thứ nhất, Phnôm Pênh có quốc vương Sihanouk rất yêu quý Bác như mình đã nói ở trên.
  • Thứ 2 nữa là, Phnôm Pênh cũng là một trong ba nước Đông Dương. Vậy nên việc đàm phán rất có lợi cho ta.
  • Và điều cuối cùng, Phnôm Pênh cũng gần với nước ta hơn, thuận tiện hơn cho việc cài cắm tình báo để nắm lợi thế trước thềm hội nghị.

Hai bên đã gửi cho nhau cả chục địa điểm đàm phán, nhưng không được bên còn lại chấp nhận. Cuối cùng, Liên Hợp Quốc phải đứng ra chọn địa điểm. Vâng, chả có gì thay cả, đổi địa điểm được chọn vẫn là Paris.

mau-than-nam-1968-p4 (4)

Vậy  Paris có cái gì mà cả Mỹ và ta đều chấp nhận đàm phán ở đó?

Đối với Mỹ, Pháp là đất nước đã từng thống trị Việt Nam, là thằng mà Mỹ đã bơm tiền vào nó để đánh Việt Nam và coi nhau như anh em.  Thế nên ở Paris chả có  gì là bất lợi cho phía Mỹ cả.

Chưa kể, Mỹ còn cực kỳ tự tin trong cuộc đàm phán với ta. Bởi thực tế, Mỹ là một nước rất có tiềm năng về tài chính, thế nên việc đàm phán kiểu này với họ như cơm bữa rồi, vậy nên có nhiều kinh nghiệm là điều dễ hiểu.

Không những thế, Mỹ còn nghĩ rằng ta là một nước rất nghèo (mà nghèo thật), cơm còn chưa đủ ăn huống chi là đàm phán trong các cuộc hội nghị quan trọng như vậy. Chính vì thế, về mặt kinh nghiệm thì phía Mỹ cực kỳ tự tin.

Mỹ tự tin sẽ áp đảo ta trên bàn đàm phán và ta sẽ phải ngoan ngoãn nghe theo lời chúng, và chiến tranh ở Việt Nam cũng thế mà kết thúc nhanh chóng theo hướng có lợi cho Mỹ.

Nhưng đó lại là một trong những sai lầm tai hại của Mỹ, chúng đâu biết được rằng, tại Paris, bạn bè của ta nhiều vô kể.

Đặc biệt có thể kể đến như “Đảng Cộng Sản Pháp”, “Phong trào Thanh niên, Phụ Nữ”. Chưa hết, Pháp còn là đất nước có phong trào Kiều Bào mạnh mẽ nhất vào lúc bấy giờ.

Đấy, mới chỉ có địa điểm thôi đã làm 2 bên mất đến cả tháng trời để lựa chọn.

mau-than-nam-1968-p4 (2)

Cứ tưởng mọi việc đã xong, thế nhưng, chúng ta không phải loại “gà mờ”, dễ bị bắt nạt, vậy nên chúng ta tiếp tục đề nghị đến những chi tiết nhỏ hơn.

Ví dụ như địa điểm có những gì bên trong, ngồi bàn đàm phán hình vuông hay hình chữ nhật… tất cả đều phải được bàn bạc, suy xét kỹ lưỡng.

Lúc đầu, Mỹ muốn đàm phán song phương nên đã đề nghị sử dụng bàn hình chữ nhật để 2 bên, mỗi người một bên.

Thế nhưng bên ta lại cho rằng: “Mục đích đến đây là để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, nếu không có Mặt trận giải phóng miền nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa thì không thể nào đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh được.”

Vậy nên, ta muốn ngồi bàn đàm phán 4 bên, bàn chọn là hình vuông và mỗi bên ngồi một cạnh.

Sau cả tháng đấu tranh quyết liệt, 2 bên đã đi đến thống nhất sử dụng bàn tròn, bởi vì sẽ chẳng ai biết được là đàm phán 4 bên hay 2 bên cả.

=> Qua đó thì chúng ta cũng cũng có thể thấy được tầm quan trọng của cuộc đàm phán này sẽ ảnh hưởng lớn như thế nào đến cục diện của cuộc chiến tranh.

Và còn một điều nữa mà ta cũng rất quyết đoán trong cuộc đàm phán lần này, đó là: ta không muốn nhìn thấy sự xuất hiện của Trung Quốc hay Liên Xô trên bàn đàm phán, bởi vì ta đã quá hiểu trong cuộc đàm phán tại Giơnevơ rồi.

mau-than-nam-1968-p4 (6)

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về lý do tại sao thì mình sẽ trình bày ngắn gọn như sau:

Thứ nhất, nếu trong bàn đàm phán xuất hiện phía Liên Xô hoặc Trung Quốc thì ta sẽ trở thành một nước nhỏ bé và bị bắt nạt là điều hiển nhiên. Thế nên ta muốn ngồi ngang hàng với nước Mỹ trên bàn đàm phán để không ai có thể tạo áp lực cho ta được.

Thứ 2 nữa là, nếu xuất hiện Trung Quốc và Liên Xô trên bàn đàm phán thì lại đúng với ý đồ của Mỹ quá, bởi vì chúng hiểu rằng, chỉ cần các đồng mình của ta gây sức ép thì ta bắt buộc ta sẽ phải nhường nhịn chúng trên bàn đàm phán, và các thỏa thuận đã ký kết cũng chẳng cần phải tôn trọng.

=> Nhiêu đó thôi cũng đã đủ để ta nhận ra rằng, việc Nga và Trung Quốc có mặt trên bàn đàm phán sẽ gây bất lợi cho chúng ta như thế nào. Và đây cũng là lý do mà nhà ngoại giao Lê Đức Thọ đã tự tin đè bẹp Henry Kissinger trên bàn đàm phán.

mau-than-nam-1968-p4 (5)

Vậy làm thế nào để ông Lê Đức Thọ có thể tự tin như vậy, ông đã làm gì và đã lập luận như thế nào để đánh bại nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ?

Vâng, nội dung đó sẽ có trong bài viết tiếp theo nha các bạn, đừng quên bookmark lại chuyên mục NGƯỢC DÒNG THỜI GIAN để không bỏ sót các bài viết nha các bạn 🙂

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

5 / 5 ( 1 vote )

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Adblock test (Why?)


Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien
Xem Them Chi Tiet

Phu nu phai dep dan ong moi yeu! Sam ngay bo vay dam sieu dep

Thanh xuan nhu mot tach trá Khong mua do hot phi hoai thanh xuan
Xem Them Chi Tiet

Nhung Mon Do Cong Nghe Duoc Yeu Thich

Do Cong Nghe Phu Kien
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét