Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Published tháng 11 02, 2017 by ana03 with 0 comment

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 26.

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 26.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
Khi nhập môn, võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền học bài vỡ lòng là bài khấn tổ: Nam mô tổ sư tam giáo đầu sư Dương Gia, Chàng Lía, cha Hồ, chúa Nhẫn, tổ sư Hải Đề Long núi Tô về cảm ứng nhậm lễ chứng miên cho đệ tử…”.
Sau đó, người võ sỹ được học những bài chú kêu gọi các đấng siêu nhiên nhập xác (như lên đồng) ứng chiến gọi là chú “thỉnh tổ”: “Nam mô thập phương chư phật, chư vị đại Thần đại Thánh đại Hải, chư vị Bồ tát…thập bát La hán, Bát quái Tổ sư… Án Lỗ ban tiên sư phù, Lỗ Ban đại sát, dụng hưng yên bất dụng hương đăng hoa quả vật thực chơn hình trợ kỳ đệ tử thần tự…hội Tà Lơn Thất Sơn, 5 non, 7 núi, rừng rú, tổ Lục, tổ Lèo, tổ Xiêm, tổ Mọi, tổ Chà đồng lai đáo hạ hộ giá quang minh, chấp kinh trì chú cứu thế trợ dân cấp cấp như luật lịnh sắc”.
Điều này cho thấy các nghĩa quân kháng chiến ngày xưa đã áp dụng bùa Lỗ Ban có xuất xứ từ Trung Quốc vào hệ thống “âm công” của Thất Sơn Thần Quyền.
Về quyền thế, Thất Sơn Thần Quyền có nhiều bài hay như: Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Mãnh hổ tọa sơn… Vào thập niên 1960, Thất Sơn Thần Quyền kể như không tồn tại nữa mà chuyển thể thành Thất Sơn Võ Đạo. Thất Sơn Võ Đạo là những quyền thế dương công của Thất Sơn Thần Quyền. Tuy không còn yếu tố huyền linh nữa nhưng Thất Sơn Võ Đạo cũng tạo được tiếng vang trong làng võ Nam Bộ thời ấy.
Thời điểm này, phong trào võ thuật vùng Nam Bộ rất sôi động, nơi nào cũng có võ đường Thần Quyền: Sa Đéc có lò võ Sáu Cường; Lý Suol ở Châu Đốc; Bảy Biển ở Kiên Giang; Ba Hoằng ở Long Xuyên. Nhiều võ sư tạo được tiếng vang nhờ đào tạo được những võ sỹ vô địch trong các trận đấu võ đài. Đến tận ngày nay, những võ sư ấy vẫn còn được nhiều người nhắc như: Hai Diệp, Mười Nho, Nguyễn Mách, Út Dài, Thiên Đường.
Họ thường tổ chức thi đấu tại Chợ Lớn (quận 5) mang tính giao hữu với các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Hồng Kông. Trong những cuộc đấu giao lưu ấy, nhiều võ sỹ Việt Nam đã tạo được sự thán phục của các võ sư, võ sỹ nước ngoài.
Báo chí thể thao dạo ấy đã bình luận từng tuyệt chiêu của các võ sỹ Thần Quyền như: Võ sỹ Minh Sang có đường quyền vũ bão; Võ sỹ Minh Sơn có cú đấm nhanh như chớp và cú húc chỏ “hồi mã thương”, võ sỹ Chhit Sarim (người Campuchia theo học Thần Quyền).
Thày Chàm cứ rủ rỉ rù rì kể cho tôi biết bao nhiêu điều thú vị về môn học này. Theo Thày được nghe kể lại : 
“ Kể từ đầu lịch sử, người Việt  luôn phải đấu tranh chống lại nạn ngoại xâm, nhất là những đạo quân của các triều đại Trung Quốc. Hàng lọat cuộc chiến  đấu chống ngoại xâm,  đòi lại chủ quyền đất nước  từ thời   Hai Bà Trưng và Bà Triệu, chống Tống ( năm 981 và 1077) chống Nguyên Mông ( năm 1258, 1285,  1288), chống Minh ( từ  1418-đến  1428) và chống Thanh ( năm 1789).  Chính vì  những cuộc chiến đấu đó, mà võ   Việt và tinh thần thượng võ   hình thành.   Võ là phương tiện cho người Việt chống  các  nạn  ngoại xâm  được mệnh danh là võ ta.
Võ sư Võ Kiểu  (nguyên tổng thư ký Liên đoàn Quyền thuật miền Trung): cho rằng Võ ta đã gắn bó với dân tộc ta từ hàng ngàn năm qua, nó mang một vẻ đẹp không môn phái nào trên thế giới có được, nó không chỉ là một môn võ phòng thân, chống lại bao giặc thù hàng ngàn năm qua mà còn là một lối sống, một nhân sinh quan, một tư tưởng vô cùng quan trọng trong hệ thống tư tưởng Việt . Đánh mất tên gọi “võ ta”, là chúng ta đã vô tình đánh mất luôn cả cái hệ tư tưởng Việt quý giá ẩn chứa trong môn võ vô cùng đẹp này!
Võ cổ truyền Việt  được dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ lịch sử của dân tộc Việt , được người Việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ, hình thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù. Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt  đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất nước suốt trong quá trình lịch sử Việt
 Bộ võ khí bằng đồng hiện được trưng bày trong bảo tàng lịch sử Việt có thể giúp ta hiểu thêm về nhiều loại võ khí  thuộc  lãnh vực Võ cổ truyền Việt  . Những thứ vũ khí này gồm dao găm, rùu gươm và giáo. Đó là những thứ võ khí được sử dụng trong khi đánh giáp lá cà. Sử dụng những thứ võ khí này đòi hỏi phải có sự can đảm, sức dẻo dai, sự khéo léo và kỹ thuật  thành thạo.. Chính những yếu tố này đòi hỏi  người  Việt phát triển các hình thức chiến đấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả sữ dụng vũ khí
Võ cổ truyền Việt  không những nhằm giỏi võ thuật mà còn nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần , khí, ý và lực.
Đặc điểm  của Võ thuật cổ truyền:
Thường là võ trận, sử dụng trong trận mạc, chiến đấu chống ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên hoang dã, chống trả và săn bắt hổ, lợn rừng, bảo vệ nhà cửa, làng xóm, chống trộm cướp.
Thích hợp với nhiều loại địa hình.
Thực dụng, linh hoạt.
Dĩ công vi thủ, dĩ nhu chế cương, dĩ đoản chế trường.
Các bài quyền đều có lời thiệu bằng thơ, phú
Muốn luyện thành thạo phải luyện với thiên nhiên nơi có khí trong lành, để tăng khí công trong người, khi đó ra đòn sẽ mạnh hơn.
Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ thuật tồn tại ở hai cấp độ: bình dân ( tại các lễ hội) và triều đình ( chương trình chuyên rèn luyện và thi võ).....

Nhóm Nam Bộ ở miền Nam.
Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình định cư của nhóm người Việt ở miền nam trong thế kỷ 18-19. Sau khi đứng chân ở nam  Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía nam và di dân từ Quảng nam, Đà nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Triều Nguyễn con lưu đầy nhiều tội phạm vào nam. Vì thế, nhiều người Việt ở miền nam xuất thân từ  các vùng có truyền thống võ nghệ, và bản thân họ cũng rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu.
Cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước  quân  khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà nguyễn bỏ chạy xuống phía Nam, rồi quy tụ về vùng Đồng nai. Tại đây, họ tuyển mộ các võ sư để rèn luyện binh sĩ phục thù. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này vượt qua được  các kỳ thi võ của triều đình và theo đuổi binh nghiệp.
Võ Nam bộ có nguồn gốc khác nhau: Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và Trung Quốc. Đó là sự pha trộn của nhiều môn phái với những kỹ thuật được biến cải cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam, trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất  canh tác mới.
TRÊN NÚI CÔ TÔ.
“ Phụng thỉnh năm non , bảy núi. Phụng thỉnh núi Sam, núi Sập, Núi Cấm , núi Két , núi Tô, núi Tổ . Phụng thỉnh Tà Lơn – Thất Sơn. Phụng thỉnh chư vị Phật Tổ. Phụng thỉnh Phật ông , Phật bà. Phụng thỉnh Phật Thầy , Phật cô. Phụng thỉnh bà Tổ , mẹ Tổ. Phụng thỉnh 5 ông Tổ . Phụng thỉnh Tam Giáo Đạo Sư . Phụng thỉnh tiền Tổ hậu Tổ . Phụng thỉnh thập nhị Tiên khai. Phụng thỉnh 12 vị Tổ. Phụng thỉnh Thiên binh , Thiên tướng . Phụng thỉnh thập nhị Sơn Thần. Phụng thỉnh 12 vị quan Tà á rặc. Phụng thỉnh Tà Muôn, Tà Bạch , Tà Gầm , Tà Hầm,  Tà Há , Tà Sấm , Tà Sét , Tà Két , Tà Rắn , Tà Hồng , Tà Sanh , Tà Sấm , Tà Sét , Tà Gầm , Lục Tặc Tà Hom , Tà Lơn ,Thất Sơn , Ông Lục Tà Rù , Ông Chúa lèo , Ông Tà Đỏ.Phụng thỉnh 12 đạo binh rừng, binh rú, binh mọi, binh rợ, tướng Lèo hồi cung thanh thỉnh. Hộ độ cho đệ tử tên … tuổi …được thành công đắc đạo.
Nam mô a di đà Phật.Hắc tô hắc nây – Ô ta thia ly âm.Cà thăn săn – rặc rặc ơ.Mơn mơn lừng lừng che.”
Phải mất đến 3 ngày hôm sau , thày trò chúng tôi mới yên vị được trong một cái Cốc được dựng từ một vòm hang đá , xây dựng sơ sài trên đỉnh núi Cô Tô. Cái cốc này là của một người bạn cũ Thày Chàm cho chúng tôi sử dụng nhờ.
Trước khi lên núi , Thày Chàm bắt tôi cố công học thuộc bài khấn ở trên để khấn các vị Thần ở đây.
Núi Cô Tô (gọi tắt: núi Tô), tên chữ: Phụng Hoàng sơn , tên Khmer: Phnom-Ktô; là một ngọn núi trong Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Núi Cô Tô cao 614 m, dài 5.800 m, rộng 3.700 m. Vì ở một vùng bán sơn địa và vì do cấu tạo địa chất đặc biệt, nên nhiều nơi bên trong núi là một hệ thống hang động ngầm như tổ ong lớn, rất kiên cố và vững chắc. Vì vậy, khu vực núi Tô có nhiều điểm đáng tham quan. Các hang động ở đây được giới Huyền môn sử sang lại làm thành những các Cốc dùng để làm nơi tu luyện. Nước sử dụng nơi đây đều lấy từ những khe nước chảy ra từ khe núi trong vắt. Sườn phía Tây núi Cô Tô là Đồi Tức Dụp hay Tức Chóp (tiếng Khmer) có nghĩa nước quanh năm. Bên  phía Đông núi Cô Tô là một hồ nước có vẻ đẹp hoang sơ, nước hồ luôn xanh biếc và phẳng lặng có tên là Hồ Soài So . Những lúc rảnh rổi , Thày Chàm đưa tôi đi thăm các điểm quanh Núi Tô như  Mũi Tàu, Mũi Hải, Vồ Hội lớn, Vồ Hội nhỏ, suối Cây giông, Pháo đài và Bàn chân tiên.
Người Khmer gọi “Phnom-Ktô” để chỉ ngọn núi cao 614m này, còn người Việt thì quen gọi là núi Cô Tô. Với tên gọi khá hoa mỹ là “Phượng Hoàng Sơn”, Cô Tô như ẩn chứa chút gì đó nét riêng tư mà từ lâu đã mặc nhiên mang dáng hình kiều diễm nhất của vùng Thất Sơn huyền bí! Có phải chăng do sự cấu trúc đầy kỳ bí của thiên nhiên đã tạo nên những khối đá xếp chồng chất lên nhau qua sự sắp bày đầy tính sáng tạo của bàn tay vô hình nào đó. Dưới những tảng đá nặng nề ấy là những kẽ đá lớn, nhỏ hình thành nhiều hang động, ngỏ ngách đến sâu thẳm mà từ lâu được người địa phương gọi là “lò ảng” giống như một mâm trứng chất đầy từ dưới lên trên. Đó là ngọn “đồi con” nằm cạnh chân núi Cô Tô đã đi vào lịch sử và huyện thoại dân gian ... 
Truyền thuyết kể rằng thuở xa xưa, khi trời đất còn tối tăm, dãy Thất Sơn còn đầy vẻ hoang sơ... các tiên ông từ núi Cấm, núi Giày đã cùng nhau khiêng từng phiến đá xếp chồng lên nhau, xếp mãi cho đến lúc bình minh thì thành hình trái núi, vào một đêm trăng sáng, các nàng tiên rủ nhau sang núi ngắm trăng, vui chơi thoả thích, hết đàn hát lại bày trò vui. Nhưng cuộc chơi nào rồi cũng nhàm chán, họ cùng nhau thi ném đá từ trên núi xuống... đến khi ánh trăng khuất dần thì một trái núi nhỏ cũng hiện trong bóng mờ của màn đêm, dưới chân núi lại có dòng nước chảy qua lấp lánh như những thỏi bạc... nước chảy triền miên, chảy đến tận làng mạc quanh vùng làm xanh ruộng đồng, cây lá! Và từ đó trái núi nhỏ bé ấy được mang tên là “Đồi nước đêm”, người Khmer gọi là “Tức Chúp” còn người Việt thị đọc trại ra thành “Tức Dụp” đến ngày nay. Trong thời chiến tranh ác liệt nơi đây được coi là một trong những “tử địa” khủng khiếp nhất của ngoại xâm!
 Nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, ngọn núi Cô Tô khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ say đắm lòng người. Những ngôi nhà được xây dựng trên các vách đá dựng đứng, từng rặng cây đung đưa theo gió như cơn sóng biển đang gợn từng cơn, đem lại khí hậu mát mẻ quanh năm. 
Có nhiều cách để leo tới đỉnh núi, bằng cách đi xe ôm hay xe máy . Đối với những ai yêu thích khám phá và thử thách có thể đi bộ men theo những bậc thang, ngôi chùa, các bụi cây và những hàng cây cổ thụ, vừa đi vừa cảm thụ khí trời thiên nhiên. Nếu các bạn đủ gan dạ, thuê một chuyến xe ôm từ chân núi chỗ mấy quán nước, quán ăn lên đỉnh Cô Tô chỉ hết vài chục ngàn . Những chiếc xe máy này được thay lại toàn bộ nhông xích để tăng lực kéo , như những con ngựa hoang tung vó đưa bạn lên đỉnh núi. Ngồi đằng sau lưng của những anh xe ôm bản xứ, bạn tự nhiên thấy tim như muốn thót lại. Con đường chỉ khoảng 2 gang tay , ngoằn nghèo, trơn trượt và dựng đứng lướt như bay dưới tay lái lụa của bác xe ôm. dienbatn cùng Thày Chàm  đã vượt qua những đỉnh dốc khúc khuỷu, trơn trượt của Cô Tô , lên chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vồ trên núi , thấy được những cây vạn tuế hàng mấy trăm năn tuổi trên đỉnh núi Cô Tô. Trên hai vồ Thượng và Trung , hàng năm có rất nhiều người trong giới Huyền môn về đây ngồi nhận điển . Tại khu vực này , điển rất mạnh , mà theo đánh giá của nhiều người trong Huyền môn , ngồi tịnh ở đây một đêm bằng nhiều tháng ở nhà.
Cô Tô được nhiều du khách chọn là nơi hành hương bởi trên núi có rất nhiều ngôi chùa và miếu thờ, du khách sẽ được phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ và tìm hiểu về đời sống chay tịnh nơi đây. Tại đây, du khách có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa vàng, làng xóm và cảnh sông nước hữu tình, bạn sẽ có cảm giác như đang ôm trọn cả thế giới vào lòng mình.


Cảnh Cô Tô.


Dienbatn cùng các đồng Đạo trên núi Cô Tô.

Thất sơn Thần quyền chính là một môn Võ Đạo của người Việt Nam được hình thành từ thế kỷ 19 , do các Đạo giáo của vùng Thất sơn ( Bửu sơn kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao đài, Hòa hảo...), dựa trên những sở học về Huyền môn của nhân loại , nhất là các phái Huyền môn Nam tông (Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có. Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ , tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời. ). 
Tuy cùng một nguồn là Thất sơn Thần quyền, nhưng do quá trình truyền thụ , tam sao thất bản mà hiện nay tùy theo vùng , miền mà môn phái Thất sơn Thần quyền rất khác nhau .  Không chỉ nguồn gốc của môn mà ngay các thủ tục, quy cách trong quá trình tu học cũng bị “tam sao thất bản” rất nhiều nên phổ biến trong nhân gian những thủ tục khá rườm rà khi nhập môn, dẫn đạo và thực hành công năng.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái TSTQ phải đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hòa vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Thày Chàm nhờ người xuống núi mua đầy đủ đồ để làm lễ nhập môn cho tôi . Đồ lễ cũng khá đơn giản : Ngoài bức ảnh của Phật bà Quán Thế Âm ra , chỉ có chút hoa , quả , trà , nước, rượu mà thôi.
Đêm rằm của tháng đó , dưới sự chứng kiến của một vài vị học Huyền môn trên đỉnh Cô Tô , Thày Chàm làm lễ nhập môn TSTQ cho tôi . Thày Chàm cùng tất cả mọi người làm lễ khấn chư Phật , chư vị Thần , Tiên , Thánh và cõi cõi về chứng giám. 
Sau đó bắt đầu từ những câu chú Hội Phép :
* " Cung thỉnh Phật Tổ , Phật Thày, chư Phật Bồ Tát 10 phương . Thiên linh - Địa linh, Nhật minh, Nguyệt tinh , Tạo hóa trường sinh. Cung thỉnh chư Thần 5 non 7 núi , Sơn Thần, Thổ Thần, Thủy Thần, Thần Hoàng bổn cảnh , Thái Ất cứu khổ Thiên tôn, Thái cực tả cung Cát tiên. Lôi công ấn ẩn thân pháp . Tam vị Thánh Tổ, tam vị Thần hổ,Ngũ vị Lục Tổ,  Cửu huyền thất Tổ, Tổ sư, Tổ Thày , chư vị Tổ Cô. 12 ông Lục , 12 ông Tà , chư vị Thần xà, các đạo binh chư Thần vô danh, chư vị Ngũ hành ...."  
* " Phụng thỉnh 5 non 7 núi . Phụng thỉnh Núi Sam, Núi Sập, Núi Cấm , Núi Két, Núi Tô, Núi Tổ. Phụng thỉnh Tà Lơn Thất sơn. Phụng thỉnh chư vị Phật Tổ, phụng thỉnh Phật ông, Phật bà, phụng thỉnh Phật thày , Phật cô , Phụng thỉnh bà Tổ, mẹ Tổ. Phụng thỉnh 5 ông Tổ. Phụng thỉnh Tam giáo Đạo sư, Phụng thỉnh thập nhị Tiên khai, Phụng thỉnh 12 vị Tổ. Phụng thỉnh Thiên Binh, Thiên tướng , phụng thỉnh thập nhị sơn Thần . Phụng thỉnh 12 vị quan Tà Á rặc - Phụng thỉnh Tà Muôn, Tà Bạch, Tà Gầm , Tà Hầm, Tà Há, Tà Sấm, Tà Sắc, Tà Sét, Tà Rắn, Tà Hồng . Phụng thỉnh 12 đạo binh rừng, binh rú , binh Mọi, binh Rợ , tướng Lèo hồi cung thanh thỉnh....."
* " Vận chuyển thập nhị Thần Tà : Tà Mun,Tà Ná ,  Tà Vẹt, Tà Thần, Tà Khé Khét, Tà Khao, Tà Mao, Tà Hom, Tà Rút, Tà Mặc …..”.
*" Tiên sư, Tổ sư, Tam giáo Đạo sư, thập nhị công nghệ, tiền Tổ , hậu Tổ Phật Tổ , Phật Thày, Quan Âm Phật . Nam mô a di đà Phật , nguyện cùng chủ thất chủ tri, nguyện cùng lớn thượng giúp rày cho con.
Nam mô a di đà Phật , chư tiền , đức Tổ sư, liệt vị Tổ sư.
Nam mô adi đà Phật , vận chuyển nhị thập Thần Tà : Tà Mun, Tà Ná, Tà Vẹt, Tà Thần, Tà Két, Tà Khao, Tà Mao, Tà Hom, Tà Rút, Tà Mặc Thống chế 5 ông, phò hộ , phò âm , phò dương, phần hồn , phần xác cho đệ tử tên ....tuổi..."
Sau đó Thày Chàm cầm bó hương đã đốt sẵn lần lượt thổi vào các Huyệt Đạo của dienbatn từ đỉnh đầu tới tận lưng  rồi xuống chân. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9 lần. Mỗi làn hơi Thày Chàm thổi vào ,người tôi tựa như có những lằn điện chạy ngang dọc, nối thông các Đại Huyệt bắt đầu từ Thượng Đài,chạy vòng xuống Huyệt Ngọc Chẩm rồi xuống Huyệt Giáp Tích.Rồi bắt đầu chuyển từ Huyệt Giáp Tích xuống Huyệt Vĩ Lư,tới Huyệt Trường Cường,sau đó tách ra làm hai bên và đi vòng xuống hai chân .Tiếp tục hít hơi vô,cảm thấy 2 làn Điển quang từ ngoài chạy vào 2 ngón chân cái (Cảm thấy mát lạnh ),chạy trở lên Huyệt Trường Cường rồi đến Vĩ Lư , lên nữa cho đến Giáp Tích và ngưng lại đó . Bắt đầu chuyển tiếp từ Giáp Tích ra hai tay ,chạy đến 2 ngón tay cái thì ngưng lại .Sau đó lại bắt đầu có hai lằn Điển chạy vào từ 2 ngón tay đến Giáp Tích rồi lên Huyệt Ngọc Chẩm,đến Thượng Đài rồi trở lại Huê quang . Như vậy là đã đi hết một vòng Châu thiên . Đêm hôm ấy, xong nghi thức nhập môn, sư phụ đã kéo tôi ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã truyền thụ xong xuôi cho tôi lời chú xin quyền.
Theo lời của Thày Chàm , lời chú ấy tôi tuyệt đối không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng đầu môn phái.
Chính vì vậy ngày xưa Thầy Tổ có truyền lại :
" Một đêm nọ Thày tôi đã dặn:
Này Chân sư , Pháp sư con nghe ta dạy,
Ấn tướng và Pháp chú - Là bí mật hiển vi.
Của Phật , Hiền, Thánh chúng.
Có cảm thì có ứng,
Và không thể giải thông.
Cũng không thể tạo khuôn,
Đệ tử muốn gia trì,
Hoặc truyền Đạo đại chúng.
Nên nhớ là lúc tập và lúc niệm,
Năng tinh tấn chuyên cần.
Và hành nơi vắng lặng.
Không cho ngoại Đạo niệm.
Bởi ấy sinh lòng tà,
Khinh khi hoặc khích nhiễu.
Đây là một nghiêm luật.
Đệ tử chiếu phụng hành . " 
" Có một cấp bậc điểm đạo tối cao siêu đẳng mà người môn đồ khi đã đạt tới trình độ đó không chỉ được tạm thời giải thoát khỏi thể xác vật chất để chứng minh sự tồn tại của linh hồn, mà còn được đưa lên những cảnh giới thanh cao nhất, hòa nhập hoàn toàn với đại thể của vũ trụ. Kinh nghiệm huyền diệu đó giúp phá vỡ sự cố chấp hữu hạn của con người và do đó mới có thể tiếp xúc với sự hiện hữu chân thật trường cửu của hết thảy mọi sinh thể. Trong một thời gian ngắn, người môn đồ được cảm thông trong im lặng và một cách thần diệu với thực thể của muôn loài; sự tiếp xúc tuy ngắn ngủi, nhưng giây phút cảm thông huyền diệu đó cũng đủ làm cho người ta thay đổi hoàn toàn quan điểm đối với cuộc đời. Người môn đồ ấy đã chia sẻ một phần cái ân huệ thiêng liêng nhất mà con người có thể nhận được. Người ấy xem như đã khám phá được cái ánh sáng huyền diệu thiêng liêng, là cái tinh hoa rốt ráo vi diệu của bản thể, mà so với nó thì thể xác vật chất này chỉ là giả tạm và vô nghĩa. Vì thế, người môn đồ sau khi được điểm đạo đã thật sự được hồi sinh trở lại, theo đúng ý nghĩa cao cả nhất của danh từ này. 
Như thế, cuộc điểm đạo là sự đạt tới một viễn cảnh mới của cuộc đời, cái viễn cảnh tâm linh mà nhân loại đã đánh mất trong thời dĩ vãng xa xăm, khi rơi từ “Thiên đàng” xuống cõi vật chất. Khoa huyền môn giúp ta thực hiện sự trở về nguồn cội ngay từ bên trong, và đưa ta đi tuần tự từ bước một đến sự giác ngộ hoàn toàn. Khoa huyền môn hé mở cho ta thấy trước hết là những cảnh giới tâm linh huyền bí vượt ngoài giới hạn nhận biết trong cõi vật chất của trần gian, và sau đó tiết lộ cho ta những điều huyền diệu rốt ráo và tính chất thiêng liêng của tâm thức con người. Khoa huyền môn giúp cho người môn đồ nhìn thấy được những cảnh giới dường như địa ngục âm ty để thử thách tâm trí và lòng kiên quyết, cũng như để người ấy được có dịp học hỏi và mở rộng tầm nhận thức. Kế đó, người môn đồ được nhìn thấy những cảnh giới Thiên đàng tốt đẹp để khuyến khích và ban ân huệ. Nếu khoa huyền môn vẫn phải dùng đến phương tiện đồng thiếp thì điều đó không có nghĩa là không còn phương pháp nào khác. Đó chỉ là một phương tiện được áp dụng, nhưng cảnh giới tâm linh có thể được đạt tới bằng nhiều phương cách khác nữa, và không cần phải áp dụng phương pháp xuất thần. 
Tuy nhiên, lịch sử của nhân loại luôn luôn theo định luật chu kỳ, những gì đã từng xảy ra, sẽ tái diễn trở lại. Một lần nữa, con người đã trải qua một thời kỳ hỗn loạn và hắc ám, trong khi đó lại cảm thấy một sự băn khoăn bất mãn do nhu cầu tự nhiên của bản tính con người là muốn lặp lại sự giao tiếp với cảnh giới tâm linh huyền diệu huy hoàng. Bởi vậy, hy vọng rằng những điều kiện sẽ có thể được tạo nên, những hoàn cảnh thuận tiện sẽ đến và những nhân vật đủ thẩm quyền và khả năng sẽ xuất hiện, để nhờ đó mà một lần nữa trên địa cầu này sẽ được tái lập tổ chức huyền môn, dưới những hình thức hoàn toàn mới mẻ tân kỳ, để cho được phù hợp, thích ứng với thời đại tân tiến hoàn toàn khác hẳn với thời đại cổ xưa. "
" Những vị đạo đồ trong khoa huyền môn thời cổ phải long trọng tuyên thệ là không bao giờ tiết lộ những gì xảy ra bên trong thánh điện thâm nghiêm huyền bí. Ta nên nhớ rằng, dù sao thì lễ điểm đạo cũng chỉ được cử hành mỗi năm cho một số rất ít môn đồ. Sự hiểu biết giáo lý mật truyền không bao giờ được ban bố cho nhiều người cùng một lúc. Bởi lẽ đó mà không một nhà văn thời cổ nào đã đưa ra được một tường trình đầy đủ và mạch lạc về những gì được gọi là giáo lý huyền môn, vì các vị môn đồ luôn giữ đúng lời cam kết một cách chặt chẽ. 
Những chân lý được truyền dạy trong các đạo viện huyền môn là do sự tiết lộ mà các đấng thánh nhân dành cho nhân loại từ lúc phát sinh những nền văn minh cổ xưa nhất, và nay giáo lý huyền môn cần được giữ gìn nguyên vẹn để duy trì sự tinh khiết của nó. Như thế, người ta hiểu tại sao khoa huyền môn được ẩn giấu cẩn mật và giữ gìn chặt chẽ ngoài tầm tay của kẻ thế nhân phàm tục. 
Tại sao những vị đạo trưởng lại có một sự dè dặt vô cùng chặt chẽ như thế? Đó là vì những lý do mà chỉ có các ngài mới có thể biết được. Dù sao, các ngài hẳn là thấy cần phải loại những kẻ hoài nghi và bỡn cợt ra ngoài những kinh nghiệm thần bí dẫy đầy nguy hiểm cho tánh mạng của người thí sinh. Người ta không trao những viên ngọc quý cho kẻ tầm thường. 
Ngoài ra, rất có thể là có nhiều người, vì không đủ sự chuẩn bị sẵn sàng cho một kinh nghiệm như thế, sẽ trở nên điên cuồng hoặc thiệt mạng sau cuộc thử thách. Bởi đó, lễ điểm đạo luôn luôn chỉ là đặc ân dành cho một số ít người xứng đáng. Nhiều người đã gõ cửa cầu xin điều đó ở các đền huyền môn nhưng vô ích. Những người khác, bị đặt dưới hàng loạt những cuộc thử thách sơ đẳng mỗi lúc một khó khăn hơn, không có đủ sự gan góc cần thiết để tiến xa hơn nữa, hoặc cảm thấy lòng ước muốn điểm đạo nguội bớt dần. 
Về sau, sự sa đọa vật chất của con người đã làm cho các vị đạo trưởng chân chính của thời xưa dần dần biệt tích hoặc rút lui ra ngoài vòng thế tục, và thay chân các ngài là những kẻ phàm phu mê muội, làm hoen ố và hạ thấp khoa huyền môn cao cả. Những kẻ bất chính, có tham vọng đạt được những phép thần thông của bàng môn tả đạo, sau cùng đã chiếm ưu thế để giành quyền kiểm soát các đạo viện huyền môn . 
Những gì từ lúc nguyên thủy vốn là thiêng liêng, chỉ dành cho những người chọn lọc nhằm mục đích duy trì ngọn lửa thiêng tinh khiết của sự sống tâm linh cho được trường cửu trong nhân loại, đã lọt vào tay những kẻ tà tâm, buôn thần bán thánh. Đó là những sự kiện lịch sử, làm cho cái kho tàng tâm linh quí báu của nhân loại thời cổ xưa đã trở nên suy tàn. " ( Theo Ai Cập huyền bí ).
Truyền chú xong, Thày Chàm bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó. Ngay đêm  hôm ấy, thầy Chàm  đã kéo tôi ra khoảng sân rộng trước Cốc , bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể tôi . Làm xong, thầy bảo tôi nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú xong, tôi bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối đá trăm cân. Tự nhiên thấy mình nhẹ bẫng, một cách vô thức , tôi như bay lượn trên sân tập , hai tay , 2 chân bung ra những cú chặt, chém, cú đá xé gió kinh hồn. Người tôi như bay như lượn , lăn lộn suốt từ đầu này sang đầu kia sân tập mà không có chút nào mệt mỏi . Trạng thái không kiểm soát ấy đã khiến tôi lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết. Chỉ cho tới lúc Thày Chàm nắm lấy bàn tay tôi , đọc chú Ặc Rin thì lúc đó tôi mới như tỉnh lại .
Theo dõi tiếp bài 27. dienbatn.
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét