Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Published tháng 11 02, 2017 by ana03 with 0 comment

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 25.

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 25.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .
Thất Sơn Thần Quyền chính tông gồm 2 phần: Quyền và thuật. Quyền là phần "dương công" gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần "âm công" huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Chỉ đệ tử duy nhất được chọn kế thừa chưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần "âm công”.
Do có xuất xứ từ vùng Bảy Núi linh thiêng nên người đời gọi là Thất Sơn Thần Quyền. Môn võ này có 4 phần luyện là tam đạo nhất thần: Tu tâm dưỡng tính gọi là tâm đạo, định thần dưỡng khí gọi là thể đạo, luyện thân tráng kiện gọi là quyền đạo. Phần luyện thứ tư gọi là luyện thần.
Còn một truyền thuyết khác nữa về nguồn gốc của phái Thất sơn Thần quyền như sau : "Thất Sơn thần quyền (TSTQ) do võ sư Trần Ngọc Lộ, sáng lập Trần Ngọc Lộ là đệ tử dưới trướng của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo , lấy tên TSTQ đặt cho võ phái của mình
Đệ tử TSTQ nhập môn ngoài học quyền cước còn được học cả đạo. Võ là để rèn luyện thân thể, sức khỏe dẻo dai, bảo vệ chính nghĩa, giúp đỡ kẻ yếu. Còn đạo là đạo đức, đạo lý sống ở đời. Thêm vào đó, đệ tử TSTQ còn có thêm niềm tin rằng nếu ra sức luyện tập, đến một lúc nào đó có thể luyện thành “thần quyền”, có sức mạnh siêu phàm có thể “hô phong, hoán vũ”, có thể 1 đánh 10, thậm chí vài chục người. Chính đức tin này đã thu hút rất nhiều người tìm đến học TSTQ. Tuy nhiên, không phải đệ tử nào cũng được học “thần quyền”. Tương truyền, chỉ có người được chọn kế thừa Trưởng môn mới được chân truyền “thần quyền” để trấn môn    võ sư Hoàng Bá (tên thật Trần Kim Truyền), nhà ở cầu Tầm Bót, P.Mỹ Phước, TP.Long Xuyên. Ông chính là đệ tử chân truyền cuối cùng của võ phái TSTQ ở An Giang. Ông mở võ đường, thu nhận đệ tử tại Long Xuyên, lấy tên là Hoàng Bá.
Những năm từ 1958 đến 1960, lò võ Hoàng Bá nhanh chóng nổi tiếng trong giới võ thuật miền Nam, cả nước và thậm chí khu vực Đông Nam Á qua các cuộc thượng đài. “Hồi đó lên võ đài là phải ký giấy sinh - tử, 2 cái hòm (quan tài) được để sẵn bên hông. Mặc dù người học võ không được phép đánh chết người, nhưng vì quyền cước không có mắt nên phải làm như vậy. võ sư Hoàng Bá lấy tên lò là Thất Sơn Võ Đạo, thu nhận rất nhiều đệ tử. Đệ tử cuối cùng của võ sư Hoàng Bá là anh Phan Thanh Thuận, hiện là huấn luyện viên võ cổ truyền. Anh Thuận theo học tại nhà võ sư Hoàng Bá từ năm 1991-1994. Lúc này, võ sư Hoàng Bá đã đóng cửa võ đường và Thuận là đệ tử cuối cùng. Anh Thuận cho biết, những thế võ anh theo học có rất nhiều bài quyền cận chiến hay như Mãnh hổ tọa sơn, Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Xí mứng, Phá xí mứng, Pha bốc bế... "
Thất Sơn thần quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi, An Giang. " ( Trích từ Quá trình phát triển võ dân tộc của Phạm X Khuyến ).

dienbatn tại mộ Phật Trùm.
Có rất nhiều tài liệu nói về xuất xứ của phái Thất sơn Thần quyền , nhưng theo thày Chàm thì có một số điều chính như sau :
* Thứ nhất : Đây là một võ phái của Việt Nam , tiếp thu và phát triển những tinh hoa về võ học và Huyền môn của nhân loại , nhất là của các hệ phái Huyền môn Nam tông.
* Thứ 2 : Có rất nhiều tài liệu nói phái Thất Sơn Thần quyền xuất phát từ Trung Quốc. Nhưng theo thày Chàm , điều này hoàn toàn không có cơ sở vì tuy võ phái căn bản dựa trên hiện tượng cầu Thần nhập xác, nhưng việc này không chỉ có ở trung Quốc mà còn có ở hầu khắp các phái Huyền môn trên thế giới. Mặt khác các chữ bùa và câu chú của phái Thất Sơn Thần quyền đều là sử dụng tiếng Pali hoặc săngkit , các chữ bùa hầu như không xử dụng chữ Hán mà chủ yếu theo chữ Điển vô vi.
* Thứ 3 : Thất Sơn Thần quyền ngay bản thân tên gọi của nó đã chỉ ra xuất xứ của nó. Đây là một môn phái không chỉ là võ học mà căn bản của nó vẫn là Đạo học. " Đệ tử của Thất Sơn không chỉ được học quyền mà còn học pháp, Quyền chỉ là phương tiện để dẫn pháp, chứ không phải để đi đánh nhau ,Tất nhiên lúc đánh vì mục đích chính nghĩa thì cũng vô cùng huyền diệu, một đòn vào người, dù đối phương không thấy đau lắm, nhưng về nhà cũng đủ thối da thối thịt. Đệ tử nhập môn, bao giờ cũng phải học quyền. Nhiều người học quyền mãi mà chẳng thăng tiến về tâm, về pháp nên cứ tưởng là cứ giỏi quyền là đã thành tựu. 
Cao hơn quyền, nhiều đệ tử phát triển về pháp. Pháp trong môn cũng vi diệu là khó tin đối với quảng đại quần chúng. Nếu muốn biết về một người, dù cách cả ngàn cây số, cũng có thể biết người ấy đang nghĩ gì, có gặp sự cố gì không. Pháp của môn có thể cầu nắng thành mưa, có thể cầu người sắp chết được sống.
Có thể xin thần linh thổ địa, đuổi trừ tà ma, chữa người điên thành lành... Tất cả những điều này, người trong môn vẫn đang thực hành. Pháp thì cao, nhưng không phải lúc nào cũng làm. Làm thế có mà loạn. Lúc nào ra tay giúp người, lúc nào không, cái gì đáng làm, cái gì không, mỗi đệ tử trong môn phải tự định đoạt (nói những người có khả năng thôi). Nếu không, đều có thể phải trả giá. Để có pháp. không phải cứ khổ công tu luyện hay đọc chú là được. 
Tuỳ vào tâm đức vào kiếp trước của anh đã tinh tiến đến đâu thì khả năng phát triển đến đó. Điều này vô cùng quan trọng. Do đó, đệ tử lâu năm trong môn không có nghĩa là người giỏi. Giỏi hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm đức và sự khai mở từ những kiếp trước. Và vì phụ thuộc nhiều vào tâm đức, nên có những tên tuổi ngày trước đã lẫy lừng, mang tính huyền thoại, thì giờ, do làm nhiều việc phạm, do làm nhiều việc không có tâm đức, đã mất hẳn quyền pháp, trở nên vô dụng. Cái sự khó trong khi tu tập trong môn là như vậy nên tìm được đệ tử chân truyền là cực hiếm.
Người này hôm nay có thể có tâm tốt, ngày mai có thể hỏng. Mà cái khó nhất là nhiều khi sai mà không biết mình sai. Phạm lỗi nhiều mà tự mình ko thể nhận biết mà sửa chữa. Hậu quả nặng nhất mà một đệ tử có thể phải chịu khi phạm lỗi tất nhiên là bị đuổi ra khỏi môn. 
Nhẹ hơn thì mất hết quyền, pháp. Khi sư phụ chọn đệ tử, là sư phụ đã biết đệ tử ấy kiếp trước đã tu tập đến đâu, tâm đức đong được mấy thúng. “
Thất sơn Thần quyền chính là một môn Võ Đạo của người Việt Nam được hình thành từ thế kỷ 19 , do các Đạo giáo của vùng Thất sơn ( Bửu sơn kỳ hương, Tứ Ân hiếu nghĩa, Cao đài, Hòa hảo...), dựa trên những sở học về Huyền môn của nhân loại , nhất là các phái Huyền môn Nam tông (Phật giáo nguyên thuỷ- Nam tông (Theravada) có bề dày lịch sử rất lâu đời, sự truyền thừa được các sử gia thừa nhận là không bị gián đoạn. Điểm ưu việt của nó là truyền bá đến quốc gia nào vẫn giữ được nét văn hoá Phật giáo đặc thù, mà những truyền thống khác rất hiếm có. Phật giáo nguyên thuỷ hiện nay có mặt ở những quốc gia: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Anh, Mỹ, Ý, Úc, Mã Lai, Indonesia,Nepal, Ấn Độ v.v… Điểm đáng nói là tính thống nhất trong truyền thống Nguyên thuỷ, chư tăng tụng kinh bằng tiếng Pali và tiếng bản ngữ , tu hành y cứ theo thánh điển Pali, Tam y và bình bát là tài sản của bậc xuất gia, chỉ ăn ngày một buổi, không ăn phi thời. ). 
Tuy cùng một nguồn là Thất sơn Thần quyền, nhưng do quá trình truyền thụ , tam sao thất bản mà hiện nay tùy theo vùng , miền mà môn phái Thất sơn Thần quyền rất khác nhau .  Không chỉ nguồn gốc của môn mà ngay các thủ tục, quy cách trong quá trình tu học cũng bị “tam sao thất bản” rất nhiều nên phổ biến trong nhân gian những thủ tục khá rườm rà khi nhập môn, dẫn đạo và thực hành công năng.
SỰ TRUYỀN THỪA CỦA PHÁI THẤT SƠN THẦN QUYỀN.
Có nhiều tài liệu nói về nguồn gốc của phái Thất sơn Thần quyền tại nhiều nơi như tại vùng Bảy Núi - An Giang, Huế, Bình Định, Quảng Trị , Đà Nẵng ,Thái Nguyên, Hà Nội ....nhưng theo thày Chàm tất cả những nơi đó đều có nguồn gốc xuất phát từ khu vực vùng Bảy Núi - An Giang . Môn phái Thất Sơn Thần Quyền tôn Quán Thế Âm Bồ Tát là Tổ sư và thêm 8 vị thần đại diện sư tổ trong công tác dạy các môn đồ. Các môn sinh gia nhập môn phái thì phải: đứng trước bàn thờ tổ (Quan Thế Âm Bồ Tát) xưng tên họ và thề 9 điều ( Tùy theo các vị sư phụ chọn từ 9-55 điều trong các lời thề. Mỗi câu thề là một giềng mối đạo đức giúp tăng năng lực tâm linh rất cao, tác động linh ứng rất mạnh , vì vậy người nào giữ được những lời thề đó sẽ có hiệu quả rất lớn khi thực hiện các phép thần bí )  : 
1. Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ 
2. Không phản thầy 
3. Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt 
4. Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền 
5. Không ỷ mạnh hiếp yếu 
6. Không ham mê tửu sắc 
7. Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con 
8. Hết lòng làm việc nghĩa 
9. Không phản đạo 
"Nếu con không làm tròn 9 điều thề trên thì con sẽ bị phanh thây làm muôn mảnh". Ðó là 9 điều tâm niệm của môn đồ Thất Sơn Thần Quyền.
Hiện nay, truyền nhân duy nhất và cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền là võ sư Hoàng Bá, cư ngụ tại cầu Tầm Bót, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Đã hơn 75 tuổi, gần 20 năm nay, võ sư Hoàng Bá đóng cửa võ đường, không thu nhận đệ tử nữa. Điều đáng tiếc là võ Sư Hoàng Bá, tuy là truyền nhân nhưng không phải là chưởng môn nên không lĩnh hội được hết tuyệt chiêu của Thất Sơn Thần Quyền. Ông cho biết, người trưởng môn duy nhất và cuối cùng của võ phái, nắm giữ tất cả tuyệt chiêu là ông Đạo Ngựa tu luyện ở núi Sam, Châu Đốc.
Võ sư Hoàng Bá chỉ là truyền nhân của một bản sao Thất Sơn Thần Quyền. Vì vậy, ông chỉ lĩnh hội được một số tuyệt kỹ thuộc về phần “dương công” của Thất Sơn Thần Quyền, chứ không nắm không nhiều những bí quyết về phần “âm công”. Võ sư Hoàng Bá đánh giá: “Thất sơn thần quyền là một môn phái cận chiến thực dụng, chỉ hữu ích trong chiến đấu thuở gươm đao xưa. Người võ sinh có những phương pháp luyện tập dị biệt. Vì bài quyền không có lời thiệu nên bị tam sao thất bổn. Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin huyền bí để tạo sự tự tin, bình tĩnh. Trong chiến đấu, sự tự tin, bình tĩnh chiếm 50% thắng lợi”. Thất Sơn Thần Quyền chính tông là một phái võ đặc dị gồm 2 phần: Quyền và Thuật. Quyền là phần “dương công” gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần “âm công” huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Vì môn qui, người đệ tử duy nhất được chọn kế thừa trưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần “âm công”. Tương truyền, võ sinh Thất Sơn Thần Quyền chính phái có tuyệt chiêu gọi hồn nhập xác. Khi giáp chiến võ sỹ chỉ sử dụng quyền thế trong dương công để tấn công đối phương. Nếu gặp đối thủ lợi hại, võ sỹ dùng huyền thuật gọi hồn một vị thần giỏi võ nhập xác vào võ sỹ trợ giúp.”
“ Vào năm 1967, những người cao niên sinh sống dưới chân Núi Sam (Châu Đốc, An Giang) vẫn còn thấy một đạo sỹ gầy, râu tóc bạc phơ, tu luyện trong rừng sâu trên đỉnh núi. Hàng ngày, vị đạo sỹ này cưỡi ngựa xuống núi trao đổi lương thực với người dân quanh vùng.
Vị đạo sỹ này rất kiệm lời nên không ai biết thân thế, tên tuổi của ông. Ông không bao giờ rời lưng ngựa. Điều đáng quan tâm là, hình dáng ông trông rất ốm yếu, lại cưỡi ngựa không yên cương. Dốc núi gập ghềnh đá, ông phải có sức mạnh phi thường mới có thể cưỡi ngựa lên đỉnh xuống vồ. Vì thế, người dân địa phương gọi đùa là ông Đạo Ngựa.
Một lần dong ngựa xuống núi đổi rau củ lấy gạo, bắt gặp một toán cướp dùng súng uy hiếp người dân, ông xuống ngựa can thiệp. Đó là lần đầu tiên người ta thấy ông rời lưng ngựa. Toán cướp thấy ông ốm yếu xông vào toan đánh đập. Không ngờ chỉ bằng một ngón tay, ông đã khiến một tên cướp trợn dọc mắt, ngã lăn bất tỉnh. Tên cướp khác toan nổ súng. Ông rùng mình một cái rồi sau đó như điên loạn.
Ông bay vèo đến cạnh tên cướp tước súng rồi vung chân múa tay đánh gục hết những tên còn lại. Ông ung dung lên ngựa trở về núi. Một ông già ốm yếu đánh gục toán cướp khỏe mạnh lại có vũ khí trong tay khiến nhiều thanh niên thán phục. Họ rủ nhau lên núi tìm ông xin học võ. Không ai tìm được nơi trú ẩn của ông. Tuy nhiên, có một người thanh niên quyết tâm tìm ông cho được. Người thanh niên này bò lên đỉnh núi Sam tìm nơi ngồi thiền lâm râm khấn: khi nào gặp được sư phụ mới chịu xuống núi. Sau hai ngày chịu nắng mưa, đói khát giữa rừng sâu núi thẳm, người thanh niên ấy ngất xỉu. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong một hang động. Kể từ ngày đó, người thành niên ấy trở thành đệ tử chân truyền của Đại sư Đạo Ngựa. Ngoài Hoàng Sơn còn có một tiểu đồng tên Ba giúp ông Đạo Ngựa nhang khói. Trong những ngày thụ đạo, người thanh niên ấy mới biết sư phụ mình là đệ tử kế thừa trưởng môn Thất Sơn Thần Quyền của Nam Cực Đường. Nam Cực Đường của Đại sư Bảy Do lập năm từ đầu thế kỷ 20 đào tạo nghĩa sỹ kháng Pháp. Năm 1917, quân Pháp bao vây bắt Đại sư Bảy Do đày ra Côn Đảo. Năm 1926, tạo nhà lao Côn Đảo, Đại sư Bảy Do cắn lưỡi cho máu chảy đến chết. Học được gần 1 năm, đã hết phần “dương công” chuẩn bị bước sang phần “âm công”, người thanh niên ấy xin về nhà giỗ cha. Giỗ cha xong, khi trở lại núi Sam, người thanh niên không tài nào tìm được hang động cũ. Nghĩ rằng sư phụ muốn lẩn tránh mình, người thanh niên ấy đành lại tạ hư không rồi xuống núi. Từ ngày đó cũng không ai còn thấy bóng dáng ông Đạo Ngựa một lần. Ông mất hút giữa rừng núi thiêng. Người thanh niên ấy chính là lão võ sư Hoàng Sơn. Năm 1960, trong một trận thi đấu tranh giải võ thuật khu vực Đông Nam Á, võ sỹ Hoàng Sơn đại diện đoàn Việt Nam đấu với võ sỹ Kh’mer tên là Nosar. Vào hiệp một, chỉ sau vài chiêu giao đãi, võ sỹ Nosar xin dừng trận đấu vì nhận ra đồng môn. Hóa ra, Nosar cũng là đệ tử của Thất Sơn Thần Quyền. Năm 1970, ông Nosar trở thành Phó Chủ tịch Hội đồng võ thuật Campuchia đã đào tạo ra những võ sỹ “thần quyền” nổi tiếng Campuchia như Nosar Long, Nosar Lieng. Hóa ra Nosar là truyền nhân mấy đời của ông Cử Đa ở Tà Lơn.
Theo dõi tiếp bài 26. dienbatn.
      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét