Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Published tháng 7 19, 2020 by ana03 with 0 comment

“Đàn ông khỏe mạnh và sống lâu nếu có 'bốn nhỏ'” plus 5 more

“Đàn ông khỏe mạnh và sống lâu nếu có 'bốn nhỏ'” plus 5 more


Đàn ông khỏe mạnh và sống lâu nếu có 'bốn nhỏ'

Posted: 19 Jul 2020 11:10 AM PDT

Từ xưa tới nay, mọi người đều cố gắng tìm các bí quyết giúp cơ thể khỏe mạnh, sống thọ. Theo số liệu thống kê, đa phần đàn ông có tuổi thọ ngắn hơn phụ nữ.

Ngoài sự khác biệt về sinh lý, nhiều người đàn ông phải hỗ trợ gia đình, tìm kiếm sự phát triển nghề nghiệp trong xã hội cạnh tranh khốc liệt. Ba áp lực đến từ gia đình, xã hội và cá nhân giống như ba ngọn núi lớn đè nặng lên đôi vai đàn ông và làm gia tăng sự lão hóa của họ.

Thêm vào đó, không ít nam giới có các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu, thức khuya, ăn thực phẩm có tính kích thích.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những người đàn ông sống rất thọ. Trên cơ thể của họ thường có "4 nhỏ":

1. Bụng nhỏ

Đàn ông khỏe mạnh và sống lâu nếu có bốn nhỏ - Ảnh 1.

Thường xuyên tập luyện giúp đàn ông có bụng nhỏ, săn chắc. Ảnh minh họa: ATL

Một số nam giới tuy chưa nhiều tuổi nhưng lại có “bụng bia” to, điều này rất nguy hiểm.

Bụng con người là nơi chứa các cơ quan nội tạng. Nếu đàn ông có quá nhiều mỡ tích tụ trong bụng, dễ gây ra các loại bệnh khác nhau.

Hàm lượng chất béo quanh gan cao có thể gây tổn thương chức năng gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ, xơ gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hàm lượng chất béo trong phổi quá cao tác động đến chức năng hô hấp bình thường của phổi, gây ra tức ngực, khó thở, đau ngực và thở kém.

Khi đàn ông bước vào tuổi trung niên, khả năng bài tiết của cơ thể giảm sút, việc hình thành mỡ bụng sẽ dễ dàng hơn.

Nếu bụng của bạn vẫn còn tương đối nhỏ cho thấy khả năng trao đổi chất của bạn khá tốt và cơ thể khỏe mạnh, tuổi thọ được đảm bảo.

2. Tuyến tiền liệt nhỏ

Tuyến tiền liệt của đàn ông được gọi là “tuyến sinh mệnh”, liên quan chặt chẽ đến sự cương cứng và chức năng đi tiểu của nam giới, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của tinh trùng.

Tuyến tiền liệt của nam giới quan trọng và nhạy cảm. Nếu bạn không chú ý đến việc chăm sóc nó, có thể sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khác nhau.

Khi đàn ông bước vào tuổi trung niên, các bệnh như tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt có thể xảy ra. Kèm theo đó là đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu khó, tiểu ngắt quãng…

Nếu nam giới gặp phải các triệu chứng như vậy, tức là tuyến tiền liệt cần được chăm sóc và bảo vệ. Ngược lại, khi cơ thể có tuyến tiền liệt nhỏ, không mắc phải các triệu chứng nêu trên thì thật may mắn, cơ thể bạn đang rất khỏe mạnh.

3. Gan nhỏ

Gan là cơ quan trao đổi bài tiết, giải độc quan trọng của con người, đóng vai trò chuyển hóa đường, chất béo, protein. Gan bài tiết hormone giúp các hoạt động sinh lý của cơ thể vận hành bình thường.

Với sự gia tăng tuổi tác, chức năng của gan cũng sẽ bị thoái hóa. Ngoài ra, một số nam giới có thói quen uống rượu, lâu dần sẽ dẫn đến xơ gan.

Khi bạn mắc bệnh tật, đương nhiên sống thọ sẽ là một khái niệm vô cùng xa vời. Nếu bạn bước vào tuổi trung niên mà gan vẫn tương đối nhỏ, hoạt động bình thường, có thể bạn là một trong số những người đàn ông sống thọ.

4. Mũi nhỏ

Mũi là phần nhô ra trên khuôn mặt, có ảnh hưởng quan trọng đến vẻ ngoài của bạn. Ở hầu hết mọi người khi còn trẻ, với sự hỗ trợ của collagen, mũi sẽ cao và thẳng, trông tràn đầy sức sống.

Nhưng khi tuổi tác tăng, collagen mất đi, độ đàn hồi và sự hỗ trợ của sụn mũi cũng giảm. Mũi sụp xuống và lỗ mũi trở nên to hơn. Nếu đến tuổi trung niên, mũi vẫn thẳng và lỗ mũi nhỏ, bạn đang bảo vệ mũi rất tốt, chưa bị lão hóa nhiều.

Theo Vietnamnet

Xem Chi Tiết >>

Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan

Posted: 19 Jul 2020 10:05 AM PDT

Gan là cơ quan chủ đạo giúp thanh lọc các chất độc trong cơ thể. Những người bị gan yếu nên tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các biến chứng khó lường.

Trong thực đơn hàng ngày, ngoài những thực phẩm tốt cho gan, có một số loại cấm kỵ cần tránh xa:

Gan lợn

Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan - Ảnh 1.

Gan lợn cũng như một số cơ quan nội tạng khác của động vật, chứa nhiều cholesterol, cứ 0,5 kg gan lợn chứa khoảng 200 mg cholesterol. Những người gan yếu khi ăn gan lợn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, không hề có tác dụng tốt với gan như quan niệm xưa nay.

Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, đồ ăn chế biến từ gan lợn sẽ làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Sau khi ăn món này, hàm lượng đồng trong cơ thể tăng lên, tích tụ trong gan và não, gây tổn thương như xơ gan, cổ trướng gan và hôn mê gan…

Thịt dê

Trên thực tế, đối với tất cả các bệnh nhân, không chỉ mắc bệnh gan, đều không được ăn thịt dê. Ăn nhiều thịt dê sẽ làm cho bệnh nặng hơn và chậm quá trình phục hồi vết thương.

Các tế bào gan bị bệnh đang ở giai đoạn hoạt động, có thể gây ra các triệu chứng nóng gan. Hơn nữa, thịt dê tương đối nhiều mỡ và nóng nên hạn chế ăn nhiều.

Nếu bạn bị bệnh gan và các cơ quan khác có vấn đề, bạn sẽ không thể ăn thịt dê. Khi bạn cố ăn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ra tổn thương ác tính ở các cơ quan khác.

Tỏi

Tỏi là một thực phẩm có mùi vị cay nồng rất mạnh. Ăn tỏi trong giai đoạn chức năng gan và thận bị tổn thương sẽ tăng sự kích thích đến gan, thận và hệ tiêu hóa, ức chế chức năng tiêu hóa, khiến hiện tượng chán ăn, buồn nôn tồi tệ hơn.

Hơn nữa, tỏi là một loại thực phẩm có thành phần dễ bay hơi. Ăn tỏi trong thời gian bị bệnh gan rất có khả năng gây thiếu máu và cản trở việc điều trị viêm gan.

Đường trắng

Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan - Ảnh 2.

Đối với nhiều người, nhất là phụ nữ, thực phẩm yêu thích là đồ có đường như bánh ngọt, bánh tart trứng, kem và các loại thực phẩm ngọt khác.

Khi nạp vào cơ thể lượng đường quá nhiều sẽ không chỉ khiến cơ thể chúng ta béo lên mà còn khiến các tế bào gan tích tụ rất nhiều chất béo. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Hai thói quen gây tổn thương gan nghiêm trọng

Thức khuya

Các thực phẩm quen thuộc của người Việt dễ gây hại cho gan - Ảnh 3.

Thời gian tốt nhất để ngủ mỗi đêm là trước 22h. Nếu bạn không ngủ lúc 22h, gan sẽ bị tổn thương. Sau nửa đêm, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi đầy đủ và gan cũng vậy, điều đó sẽ gây tổn thương gan nghiêm trọng.

Chúng ta thường thấy nhiều người thức khuya, sắc mặt có màu vàng, đây là tổn thương gan do thói quen này tạo thành. Từ đó, theo thời gian, chức năng giải độc của gan trở nên yếu đi, gây ra các bệnh gan khác.

Tức giận

Thường xuyên tức giận sẽ gây ứ máu trong gan, gây hại cho gan. Khi gặp chuyện không vui, bạn nên học cách giải quyết thông qua các cách khác, giúp cho tâm trạng tốt hơn.

Theo Vietnamnet

Xem Chi Tiết >>

Loại nước "dân dã" này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng "kỳ diệu" nhưng có 4 kiểu người không nên uống

Posted: 19 Jul 2020 08:34 AM PDT

Mùa hè nổi tiếng với những loại nước giải khát rất thơm ngon, có thể kể đến như nước dừa, nước sấu, nước me… Nhưng trải qua bao nhiêu thời đại, nước chanh vẫn được coi như loại nước “quốc dân” được đông đảo người Việt yêu thích vì nguyên liệu vừa rẻ bèo mà hương vị lại vừa thanh mát, chua ngọt, giải nhiệt vô cùng tốt.

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Trong Đông y, quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.

Loại nước dân dã này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng kỳ diệu nhưng có 4 kiểu người không nên uống - Ảnh 1.

Còn theo y học hiện đại, chanh là loại quả ít calo, giàu vitamin C và chất chống oxy hóa… nên đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc giảm cân, chống mệt mỏi, chống lão hóa, giải độc gan, làm sạch gan, giảm hôi miệng… Vitamin C trong chanh được chứng minh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn.

Đặc biệt, nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Viện Ung thư Anh cho thấy rằng trong một trái chanh có chứa khoảng 22 chất chống ung thư bao gồm limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C… Nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa, mà chanh có khả năng ngăn cản các tế bào ung thư vú, đại tràng, phổi.

Nước chanh tuy là thức uống có tính giải khát, đồng thời đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và nhan sắc nhưng nó lại chứa tính axit cao, vì vậy không phải ai cũng nên dùng.

4 nhóm người không được uống nước chanh kẻo tổn hại sức khỏe

1. Bệnh nhân dạ dày, đường ruột

Chanh có vị chua và tính axit cao, chính vì vậy nhóm người mắc bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống nước chanh vì có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng.

Ngoài ra, những người thường bị trào ngược, ợ chua mà uống nước chanh thì cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Loại nước dân dã này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng kỳ diệu nhưng có 4 kiểu người không nên uống - Ảnh 2.

Chanh có vị chua và tính axit cao, chính vì vậy nhóm người mắc bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống.

2. Người bị gai lạnh, mệt mỏi

Trong Đông y, chanh có tính mát, chính vì thế những người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh để tránh cơ thể cảm thấy càng bị lạnh thêm, bị cảm hàn hoặc cảm thấy mệt mỏi, cứng khớp ngón tay, đau dây thần kinh…

3. Người đang đói bụng

Đang đói bụng mà uống nước chanh, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí làm tăng lượng axit có trong dạ dày, bào mòn tế bào niêm mạc ngoài cùng dạ dày.

Loại nước dân dã này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng kỳ diệu nhưng có 4 kiểu người không nên uống - Ảnh 3.

Đang đói bụng mà uống nước chanh, dạ dày của bạn sẽ bị ảnh hưởng.

4. Người đang bị tiêu chảy

Nhóm người đang bị tiêu chảy do vi khuẩn thì việc uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, nếu đang mắc bệnh tiêu chảy là do phản ứng với thức ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh kẻo tình trạng thêm nặng.

Thời điểm tốt nhất để uống nước chanh trong ngày

Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước chanh là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là vừa thức dậy, bụng chưa có gì lót dạ đã uống ngay một cốc nước chanh bởi làm như vậy sẽ gây viêm, loét và bào mòn dạ dày. Trước khi uống nước chanh vào buổi sáng, bạn hãy “lót dạ” bằng một chút đồ ăn.

Khi uống nước chanh, bạn cần lưu ý pha loãng, không nên uống nước chanh đặc có thể làm hại dạ dày, gây nên một số bệnh nguy hiểm như sỏi thận. Mỗi sáng chỉ cần nửa quả chanh cỡ vừa pha với 500ml là đủ giúp bạn tăng cường sức khỏe.

Loại nước dân dã này không ngờ lại chứa 22 chất chống ung thư, giải độc, giảm cân vô cùng kỳ diệu nhưng có 4 kiểu người không nên uống - Ảnh 4.

Mỗi sáng chỉ cần nửa quả chanh cỡ vừa pha với 500ml là đủ giúp bạn tăng cường sức khỏe.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, chúng ta nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất. Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá 2 cốc/ngày.

Theo Trí thức trẻ

Xem Chi Tiết >>

Thanh niên phục vụ tại quán karaoke mắc bệnh ung thư đại tràng chỉ vì một thói quen hay làm sau khi khách ra về

Posted: 19 Jul 2020 06:09 AM PDT

Bác sĩ Khang Vinh Thành, khoa ngoại, bệnh viện Taiwan Adventist Hospital, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân nam là anh Cường (19 tuổi), nhân viên phục vụ tại quán Karaoke. Trong suốt 3 năm làm việc, anh Cường luôn có thói quen uống rượu thừa của khách sau mỗi lần dọn dẹp, đến khi đại tràng có vấn đề sức khỏe thì anh Cường mới đến viện khám và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3.

Thanh niên phục vụ tại quán karaoke mắc bệnh ung thư đại tràng chỉ vì một thói quen hay làm sau khi khách ra về  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Khang Vinh Thành cho biết: “Bệnh nhân nam có tuổi đời rất trẻ và có thói quen tai hại là uống rượu thừa của khách. Mỗi lần khách về, anh đều uống loại rượu mạnh có nồng độ cồn trên 40 độ mà khách để lại. Sau khi cồn vào cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành axit axetic, etanol làm xói mòn tế bào niêm mạc và gây tổn thương ruột, làm hình thành các vết sưng trên bề mặt niêm mạc và theo thời gian chúng sẽ biến chứng thành ung thư. Có khoảng 95% ung thư đại tràng là do các khối polyp adenomatous chuyển hóa thành ung thư”.

Ung thư đại tràng có 10~20% liên quan đến yếu tố gene di truyền, 80~90% là do thói quen sinh hoạt, chẳng hạn do chế độ ăn ít chất xơ, béo phì, lười vận động. Đặc biệt, người thích ăn đồ chiên và đồ cay sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng , uống nhiều rượu cũng sẽ làm xói mòn niêm mạc ruột và gây ra ung thư. Hiện tại, bác sĩ Khang Vinh Thành cũng đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (28 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3 chỉ vì thói quen thích ăn gà rán.

Bác sĩ Khang Vinh Thành nhắn nhủ, cách ngăn ngừa bệnh ung thư đại tràng là mọi người cần bắt đầu từ chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn, hạn chế căng thẳng và duy trì lối sống tích cực. Ngoài ra, cần lưu ý nhóm người nguy cơ cao mắc bệnh nhưng không có triệu chứng như người mắc bệnh đại tràng co thắt tiền sử gia đình, người mắc bệnh Crohn. Ngoài ra, nhóm người trên 40 tuổi và dưới 50 tuổi, đi phân có máu và các triệu chứng liên quan đến ung thư đại tràng nên đi khám càng sớm càng tốt. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 95%.

Ung thư đại tràng gia đoạn 3 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ bao gồm 3A, 3B và 3C

Giai đoạn 3A: Trong giai đoạn này tế bào ung thư nằm ở lớp bên trong và ở giữa của thành đại tràng. Nó có thể lan đến lớp cơ và gây ảnh hưởng từ 3 đến 6 hạch bạch huyết hoặc các mô mỡ gần hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư đã lan đến lớp ngoài của thành đại tràng nhưng chưa xâm lấn qua các cơ quan lân cận. Ở giai đoạn này, tế bào ung thư có thể gây ảnh hưởng đến 7 hạch bạch huyết.

Giai đoạn 3C: Tế bào ung thư đi qua lớp cơ và thành đại tràng gây ảnh hưởng nhiều hơn 7 hạch bạch huyết. Tế bào ung thư cũng có khả năng lan đến các cơ quan và tổ chức khác của cơ thể.

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có thể chữa được nếu điều trị kịp lúc và đúng phương pháp. Tuy nhiên, bệnh cũng có khả năng tái phát sau điều trị nếu một lượng nhỏ tế bào ung thư đã lan ra bên ngoài đại tràng.

Dấu hiệu ung thư đại tràng giai đoạn 3

Tiêu chảy, táo bón, thay đổi hình dạng phân kéo dài trong một vài ngày liên tục.

Rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện thường xuyên.

Chảy máu khi đi đại tiện.

Đau hậu môn, không kiểm soát được sự co thắt của hậu môn.

Đau bụng, chướng bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.

Cảm thấy mệt mỏi, thiếu máu, xanh xao, đôi khi phát sốt bất thường.

Sút cân ngoài ý muốn.

Theo Nhịp sống Việt

Xem Chi Tiết >>

10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp

Posted: 19 Jul 2020 03:29 AM PDT

Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể nhanh chóng làm dịu cơn đau nhưng lại khiến thận tổn thương nghiêm trọng.

Ăn quá mặn: Thói quen ăn mặn hoặc thường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và gây áp lực cho thận.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 1.

Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh: Tương tự như thói quen ăn mặn, việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh cũng khiến thận phải chịu nhiều áp lực.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 2.

Ăn quá nhiều thịt đỏ: Protein trong các loại thịt đỏ tạo ra lượng axit cao trong máu gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ nhiễm toan – chứng bệnh do thừa protein.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 3.

Thói quen ăn ngọt: Béo phì làm tăng nguy cơ gây bệnh cao huyết áp và tiểu đường là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thận.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 4.

Ít uống nước: Uống đủ nước cũng là một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh sỏi thận và ngăn ngừa nguy cơ bị thận cấp.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 5.

Mất ngủ: Thận sẽ được nghỉ ngơi để tái tạo tế bào mới trong lúc bạn ngủ vào buổi tối do đó thức khuya hoặc bị mất ngủ làm tăng nguy cơ tổn thương thận cấp tính.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 6.

Hút thuốc lá: Người có thói quen hút thuốc lá có nhiều khả năng nước tiểu có chứa protein – dấu hiệu cho thấy người đó đã bị tổn thương thận cấp.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 7.

Nghiện rượu hoặc uống nhiều bia, rượu có nguy cơ bị tổn thương thận cấp gấp năm lần so với người không uống rượu.

 10 thói quen dễ gây tổn thương thận cấp - Ảnh 8.

Thói quen lười vận động: Tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp và tăng cường chuyển hóa glucose giúp duy trì sức khỏe của thận.

Theo VOV

Xem Chi Tiết >>

Nguy cơ ngộ độc trong mùa hè từ những thực phẩm quen thuộc

Posted: 18 Jul 2020 08:35 PM PDT

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc. Giai đoạn nắng nóng là thời điểm nhiều người dễ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm

Theo Mayo Clinic, ngộ độc thực phẩm xuất hiện khi chúng ta ăn phải đồ ăn, thức uống bị nhiễm vi khuẩn. Các sinh vật truyền nhiễm – bao gồm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng – hoặc độc tố của chúng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm.

Các nguồn gây độc có thể xuất hiện ở bất kỳ quá trình nào của thực phẩm, từ thu hoạch, chế biến, sản xuất hay bảo quản không đúng cách.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải đồ ăn hay nước uống bị nhiễm độc. Người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng như buồn nôn, nôn ngay, thậm chí nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể sốt. Với những trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người già, triệu chứng thường nặng hơn.

Do nôn và đi ngoài nhiều lần, bệnh nhân dễ bị mất nước, điện giải, trụy tim mạch và dẫn đến sốc nhiễm khuẩn (nếu ngộ độc do vi khuẩn gây ra).

Nguy cơ ngộ độc trong mùa hè từ những thực phẩm quen thuộc - Ảnh 1.

Người bệnh sẽ cảm thấy những triệu chứng như buồn nôn, nôn ngay, thậm chí nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể sốt. Ảnh: The Mirror.

Những vi khuẩn gây ngộ độc cần đặc biệt lưu ý

Vi khuẩn gây nhiễm trùng ruột Campylobacter: Đây cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi, chiếm từ 5-14% tổng số ca bệnh tiêu chảy toàn cầu. Campylobacter thường xuất hiện trong thịt gia súc và gia cầm. Quá trình nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi chế biến nếu phân động vật tiếp xúc với bề mặt thịt. Một số nguồn lây nhiễm khác là sữa chưa tiệt trùng, nước bị ô nhiễm.

– Vi khuẩn Clostridium botulinum: Đây là một vi khuẩn Gram dương, hình que sinh độc tố thần kinh botulinum neurotoxin typ A-G, là nguyên nhân gây liệt cơ khi bị ngộ độc thịt. C.botulinum có khả năng sinh độc tố rất mạnh trong thực phẩm (thịt, sữa) và chỉ cần 0,035 mg độc tố đã đủ giết chết người. Tuy vậy, độc tố của chúng dễ bị mất hoạt tính bởi nhiệt độ 600 độ C trong 30 phút. Chúng có khả năng lây nhiễm và phát triển mạnh trong các loại thực phẩm như thịt, cá ướp muối, ướp lạnh, thịt hun khói, thịt hộp, cá hộp, sữa hộp, xúc xích, phô mai…

Nguy cơ ngộ độc trong mùa hè từ những thực phẩm quen thuộc - Ảnh 2.

Các thực phẩm không được nấu chín hoặc nấm mốc, ôi thiu dễ gây ngộ độc. Ảnh: Mayo Clinic.

Vi khuẩn Clostridium perfringens: Loại vi khuẩn này có thể dẫn tới viêm ruột hoại tử và thường có trong đất, cát, cống rãnh hay ruột của động vật. Khuẩn Clostridium perfringens lây lan trong các thực phẩm nguội, lạnh của các cửa hàng ăn uống.

Escherichia coli (E.coli): Những chủng E.coli gây độc hại có thể tìm thấy trong ruột, phân của các loài gia súc, đặc biệt là trong phân bò (E.coli 0157:H7). Ngoài ra, khuẩn E.coli còn có trong thịt băm, thịt xay, thịt hamburger; nguồn nước (nếu nước không được khử trùng bằng chlorine); rau cải, trái cây, giá sống, sữa và các loại nước trái cây đóng hộp chưa được khử khuẩn.

Vibrio parahemolyticus: Loại vi khuẩn được tìm thấy ở vùng biển. Nếu ăn tôm, cá, sò, nghêu chưa được nếu chín có thể dẫn tới ngộ độc.

Shigella: Là một nhóm các vi khuẩn có thể gây viêm dạ dày ruột với bệnh lỵ và dẫn tới nhiễm trùng đường ruột. Shigella lây nhiễm khi người chế biến thực phẩm không rửa sạch tay, mang khuẩn từ thực phẩm tươi sống sang các loại đồ ăn, rau củ quả khác.

Nguy cơ ngộ độc trong mùa hè từ những thực phẩm quen thuộc - Ảnh 3.

Ăn chín uống sôi để phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Mayo Clinic.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm như thế nào?

Ngộ độc thực phẩm có khả năng đe dọa đến tính mạng, do đó cần cẩn trọng khi vệ sinh, chế biến và bảo quản thực phẩm.

– Rửa sạch tay, dụng cụ chế biến: Rửa kỹ tay bằng nước ấm, xà bông trước khi xử lý thức ăn. Dùng xà bông và nước sôi để khử khuẩn cho thớt, dao và các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm.

– Tách biệt đồ ăn chín và đồ ăn sống: Khi mua sắm, cần bảo quản thực phẩm sống và chín riêng để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

– Ăn chín, uống sôi, rửa hoa quả, ngâm nước muối trước khi ăn: Cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn khỏi thực phẩm là nấu chín thức ăn. Nhờ cách này, bạn có thể tiêu diệt đa phần các loại thực phẩm gây hại. Ví dụ, thịt bò xay nấu đến 71,1 độ C; steak, thịt quay, sườn, thịt lợn, thịt bê nấu ở ít nhất 62,8 độ C; gà cần nấu ở ít nhất 73,9 C…

– Bảo quản lạnh: Mùa hè, nền nhiệt tăng cao nên thực phẩm dễ bị thiu, hỏng mốc, vì vậy cần bảo quản trong vòng tối đa 2 giờ sau khi mua.

– Rã đông an toàn: Không nên làm tan đá thức ăn ở nhiệt độ phòng. Thay vào đó hãy để thực phẩm rã đông ở ngăn mát của tủ lạnh. Nếu thực phẩm rã đông bằng lò vi sóng xong cần chế biến ngay.

– Không sử dụng nếu nghi ngờ hỏng, thiu, thối: Thực phẩm để ở nhiệt độ phòng lâu tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn và độc tố không thể tiêu diệt bằng cách nấu. Do đó nếu nghi ngờ thức ăn kém vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng.

Theo Zing

Xem Chi Tiết >>

      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét