Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Published tháng 7 17, 2020 by ana03 with 0 comment

“Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay” plus 7 more

“Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay” plus 7 more


Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay

Posted: 17 Jul 2020 06:12 PM PDT

Bác sĩ Lương Hạo Nam, khoa truyền nhiễm, bệnh viện Mount Elizabeth Novena Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Jason Lee sống tại Singapore. Trong quá trình rửa tôm, ngón trỏ của anh Jason Lee không may bị vỏ tôm làm trầy xước, cứ ngỡ chỉ là vết thương nhẹ, không ngờ đến ngày hôm sau, ngón trỏ của anh chuyển thành màu đen và anh bắt đầu có triệu chứng sốt nên lập tức đến bệnh viện khám.

Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bác sĩ Lương Hạo Nam cho biết: “Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh viêm hoại tử , vi khuẩn đã lan tới nách và các bộ phận khác, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón trỏ để bảo toàn tính mạng. Nếu bệnh nhân nhập viện muộn hơn thì trường hợp xấu nhất là phải cắt bỏ cánh tay, thậm chí đối mặt với nguy cơ tử vong. Sau 1 tuần nhập viện điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà”.

Chỉ vì sơ suất trong lúc rửa tôm, chàng trai bị viêm hoại tử phải phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón tay  - Ảnh 2.

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một đốt ngón trỏ để bảo toàn tính mạng.

Bác sĩ Lương Hạo Nam cảnh báo, mọi người nên mang găng tay khi rửa tôm, các loại hải sản đều có vi khuẩn và nó sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết thương. Nhiễm trùng da sẽ gây tình trạng viêm và vi khuẩn sẽ gia tăng nhanh chóng sau mỗi giờ, sau vài tiếng, vết thương hoại tử sẽ chuyển thành màu đen, nhằm tránh tình trạng vi khuẩn lây lan, bạn phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ vết thương hoại tử để bảo toàn tính mạng.

Viêm hoại tử là gì?

Viêm hoại tử (necrotizing fasciitis) hay viêm cân mạc hoại tử thường được gọi là “bệnh vi khuẩn ăn thịt người “. Đây là bệnh nhiễm khuẩn rất nghiêm trọng ăn lan một cách nhanh chóng các mô tế bào (da thịt) chung quanh các cơ bắp. Trong một số trường hợp, tử vong có thể xảy ra trong vòng từ 12 đến 24 tiếng.

Bệnh viêm hoại tử gây tử vong cho khoảng 1 người trong số 4 người bị nhiễm bệnh. Bệnh viêm hoại tử có thể bắt đầu bằng một vết đứt hoặc vết bầm nhỏ bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra sau khi bị nhiễm bệnh thủy đậu. Đôi khi không có vết thương hoặc thương tích rõ rệt ở da.

Các triệu chứng của bệnh là gì?

Hầu hết có triệu chứng đột ngột bị đau và bị sưng cùng với vết thương bị tấy đỏ. Sốt cũng có thể xảy ra. Việc bị đau thường dữ dội hơn mức bạn nghĩ là có cho vết thương hoặc thương tích như vậy. Việc bị đau có thể đôi khi xảy ra ở một chỗ xa với vết thương.

Bệnh có thể lây lan một cách nhanh chóng đến tay, chân, hoặc một phần khác của cơ thể nơi bị ảnh hưởng. Hình thức nhiễm trùng này có thể gây hoại thư – mô tế bào bị chết ở một phần của cơ thể.

Bệnh lây lan như thế nào?

Vi khuẩn streptococcus nhóm A lây lan qua sự tiếp xúc với nước miếng hoặc niêm mạc của miệng, mũi hoặc cuống họng của một người bị nhiễm bệnh. Người bị nhiễm bệnh có thể có hoặc có thể không có các triệu chứng. Khi một người bị bệnh ho hoặc nhảy mũi, vi khuẩn lây lan qua các giọt nước nhỏ trong không khí.

Bạn có thể bị nhiễm khi bạn hít vào những giọt nước nhỏ này, chạm tay vào những đồ vật bị nhiễm khuẩn, và sau đó chạm tay vào mắt hoặc màng nhầy niêm mạc của bạn hoặc cho tay vào miệng. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua sự tiếp xúc gần gũi của cá nhân. Ví dụ hôn hít, hoặc dùng chung ly tách, muỗng, nĩa hay hút thuốc lá chung.

Những người có nhiều rủi ro nhất dễ bị lây từ một người nhiễm bệnh là:

– Những người sống cùng một nhà với người bị nhiễm bệnh.

– Những người ngủ chung phòng với người bị nhiễm bệnh.

– Những người tiếp xúc trực tiếp với miệng hoặc các dịch tiết ra từ mũi của người bị nhiễm bệnh.

Theo Trí thức trẻ

Xem Chi Tiết >>

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu "2 sưng

Posted: 17 Jul 2020 07:34 AM PDT

Trong lục phủ ngũ tạng của con người, tim được ví như “người anh cả” vì luôn luôn làm việc rất say mê, chăm chỉ và đảm nhiệm những chức năng quyết định sự sống.

Kể từ khi chúng ta nằm trong bụng mẹ, tim đã là một trong những cơ quan phải hoạt động với cường độ cao. Gần như tim không bao giờ nghỉ ngơi, nó liên tục co bóp để bơm máu đi khắp các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch để đảm bảo tất cả các cơ quan và cơ bắp có thể hoạt động. Chỉ khi tim được khỏe mạnh thì các cơ quan khác mới có thể hoạt động bình thường.

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu 2 sưng - 2 tím này, phụ nữ cần đi khám tim gấp vì đó là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng - Ảnh 1.

Chỉ khi tim được khỏe mạnh thì các cơ quan khác mới có thể hoạt động bình thường.

Theo bác sĩ Charles Chambers (Viện Tim mạch Hershey, bang Pennsylvania, Mỹ): “Không phải chỉ khi bị đau nhói ở ngực thì chúng ta mới bị bệnh tim. Thực tế, không phải lúc nào bệnh tim cũng có dấu hiệu rõ ràng. Nếu không chắn chắn, bạn cần đi kiểm tra nó”.

Đối tượng thừa cân, mắc bệnh tiểu đường, cholesterol cao hoặc huyết áp cao, trên 60 tuổi là nhóm người có rủi ro mắc bệnh tim cao nhất và càng phải quan tâm đến sức khỏe của tim nhiều hơn.

Khi tim mặc bệnh, cơ thể sẽ có dấu hiệu “1 sưng – 2 tím” dưới đây:

2 sưng gồm:

– Mặt sưng vù:

Nếu khuôn mặt bị sưng mà không có lý do, thì rất có thể là do trái tim của bạn đã bị tổn thương, bởi mỗi khi tim có vấn đề, nó sẽ ảnh hưởng đến việc bơm máu và một số chức năng tuần hoàn, cuối dẫn đến tình trạng phù nề trên cơ thể, đặc biệt là ở mặt.

– Bàn chân, mắt cá chân bị sưng:

Các bệnh về tim, đặc biệt là suy tim thường gây phù chân do tim không bơm máu hiệu quả như bình thường. Máu sẽ chảy ngược trong tĩnh mạch và gây phù.

Phù chân do suy tim thường mềm, trắng, ấn lõm và không đau. Tình trạng phù hay xuất hiện về chiều, khi người bệnh đứng lâu và sẽ giảm bớt khi nằm xuống nghỉ ngơi hoặc vào lúc sáng sớm khi người bệnh mới ngủ dậy.

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu 2 sưng - 2 tím này, phụ nữ cần đi khám tim gấp vì đó là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng - Ảnh 2.

Một trong những dấu hiệu của suy tim là phù chân.

Khi chúng ta mắc suy tim nặng hơn, tình trạng phù sẽ rõ ràng hơn, phù nhiều hơn, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.

2 tím gồm:

– Môi thâm tím:

Màu môi chính là bức tranh phản chiếu tình trạng sức khỏe của mỗi người. Khi khỏe mạnh, bạn sẽ thấy mình có màu môi hồng hào, tươi tắn. Nhưng nếu đôi môi của bạn đột nhiên trở nên đậm hơn và có màu tím xanh, bạn nên chú ý đến bệnh tim, xuất hiện do lưu thông máu kém.

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu 2 sưng - 2 tím này, phụ nữ cần đi khám tim gấp vì đó là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng - Ảnh 3.

Nếu đôi môi của bạn đột nhiên trở nên đậm hơn và có màu tím xanh, bạn nên chú ý đến bệnh tim.

– Lưỡi tím tái:

Lưỡi là bộ phận có sự liên kết chặt chẽ với trái tim. Ở người bình thường, lưỡi sẽ luôn hồng hào và linh hoạt. Nhưng ngược lại, nếu trên lưỡi của bạn xuất hiện màu tím sẫm, điều đó chứng tỏ phần huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu oxy trầm trọng hoặc tuần hoàn máu bị trở ngại, đây là dấu hiệu ở những người bị suy tim, xơ gan, bệnh ở phổi… Nếu lưỡi tím tái đi kèm với khó thở, mất ngủ, đánh trống ngực… thì bạn nên đi khám tim khẩn cấp.

Ngoài ra, người bệnh tim thường xuất hiện 1 số dấu hiệu dễ bị bỏ qua như sau:

– Hay chóng mặt:

Ăn uống không đủ chất, đứng lên ngồi xuống quá nhanh… đều có thể khiến bạn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Nhưng nếu bạn chóng mặt không rõ lý do, đồng thời cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc khó thở, hãy nhờ sự giúp đỡ của những người bên cạnh.

“Điều đó có thể có nghĩa là huyết áp của bạn đã giảm vì tim bạn không thể bơm đủ máu do một số bệnh lý nào đó“, ông Vincent Bufalino, phát ngôn viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết.

– Ngủ ngáy:

Việc ngáy một chút trong khi ngủ là điều bình thường. Nhưng tiếng ngáy to bất thường nghe có vẻ như thở hổn hển hoặc nghẹt thở có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Cần phải chẩn đoán, theo dõi và điều trị sớm để có thể loại bỏ nguy cơ tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, bệnh lý mạch máu não… và giảm thiểu khả năng tử vong đột ngột.

Nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu 2 sưng - 2 tím này, phụ nữ cần đi khám tim gấp vì đó là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng - Ảnh 4.

– Buồn nôn, khó tiêu, ợ nóng hoặc đau dạ dày

Đau tim cũng có thể gây nôn mửa. Phụ nữ có nhiều khả năng báo cáo loại triệu chứng này hơn nam giới. Đương nhiên, bạn có thể bị đau bụng, buồn nôn vì nhiều lý do không liên quan gì đến trái tim của bạn. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý dấu hiệu này khi là đối tượng có nguy cơ cao.

– Đau lan đến cánh tay

Một triệu chứng đau tim kinh điển khác là đau lan xuống bên trái cơ thể.

“Đau tim luôn bắt đầu từ ngực và di chuyển ra ngoài, lan ra cánh tay. Một số bệnh nhân của tôi bị đau tim nhưng đồng thời cũng có dấu hiệu đau ở tay“, bác sĩ Charles Chambers cho hay.

Theo Trí thức trẻ

Xem Chi Tiết >>

Cùng tìm hiểu hành trình tạo nên những hộp sữa công thức hữu cơđạt tiêu chuẩn NASAA của Úc

Posted: 17 Jul 2020 06:33 AM PDT



Ngày 17 Tháng 7, 2020 | 05:00 PM

Sữa công thức hữu cơ hiện đang là xu hướng nuôi con được các bà mẹ hiện đại 4.0 đặc biệt quan tâm và tin tưởng, bởi nguồn dinh dưỡng tự nhiên mà sữa hữu cơ mang lại cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ.

Sữa công thức chung và sữa công thức hữu cơ nói riêng đều được sản xuất theo một quy trình từ việc chăn nuôi bò, cho bò ăn, vắt lấy sữa và chế biến đóng gói. Tuy nhiên, để làm ra một lon sữa công thức hữu cơ không hề đơn giản. Nhà sản xuất còn cần tuân thủ nhiều nguyên tắc, tiêu chuẩn và hàng loạt các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt mới đạt tiêu chuẩn để được cấp chứng nhận hữu cơ Quốc tế.

Cùng tìm hiểu hành trình tạo nên những hộp sữa công thức hữu cơđạt tiêu chuẩn NASAA của Úc - Ảnh 1.

PV

Xem Chi Tiết >>

5 cách phối đồ cho sinh viên nữ thanh lịch nhưng vẫn siêu xinh

Posted: 17 Jul 2020 04:01 AM PDT

cách phối đồ cho sinh viên nữ

Thời học sinh cấp 2, cấp 3, đa phần các bạn sẽ mặc đồng phục học sinh hoặc những bộ áo quần chuẩn mực khi tới lớp. Khi trở thành sinh viên, các bạn nữ sẽ được tự do thể hiện cá tính hơn trong việc phối đồ đi học. Nếu bạn không muốn ngày nào cũng phải vò đầu suy nghĩ nên mặc gì mỗi khi chuẩn bị lên giảng đường thì hãy lưu lại 5 cách phối đồ cho sinh viên nữ thanh lịch, vừa đơn giản mà lại rất xinh của Shopee dưới đây!

#1. Cách phối đồ cho sinh viên nữ với quần culottes jeans và áo thun

Nên mặc gì khi đi học đại học? Nếu bạn muốn làm mới tủ đồ đi học của mình để phù hợp hơn với môi trường đại học, culottes jeans là item không thể nào bỏ qua khi mua sắm. Quần culottes jeans cũng là món hàng được nhiều chị em săn lùng trong thời gian gần đây,  nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp nó trên các vỉa hè thời trang đường phố.

Khác với những chiếc quần jeans truyền thống, culottes jeans có form dáng rộng đầy cá tính và vô cùng thoải mái. Khi kết hợp cùng áo thun sẽ mang đến cho bạn một set đồ đi học vô cùng ấn tượng, trẻ trung và năng động, lại cực kỳ hợp thời trang. 

Cách phối đồ cho sinh viên nữ với quần culottes jeans và áo thun
Cách phối đồ cho sinh viên nữ với quần culottes jeans và áo thun. (Ảnh: marc.com.vn)

Bạn có thể lựa chọn những mẫu áo thun gân, áo thun trơn hoặc áo thun oversize có sẵn trong tủ đồ để phối cùng quần culottes jeans. Hãy kết hợp thêm một đôi giày sneaker, một chiếc túi tote vải để đựng các đồ dùng cần thiết cho học tập,… để tạo nên một bộ outfit chỉnh chu nhất khi lên lớp nhé!

#2. Cách phối đồ cho sinh viên nữ với quần tây và áo thun

Sinh viên đại học mặc gì cho phù hợp? Quần tây sinh ra vốn dĩ là để cho dân văn phòng và học sinh, sinh viên bởi vẻ thanh lịch, kín đáo được toát ra từ nó. Tuy nhiên, còn nhiều bạn gái khá ngại ngùng khi diện mẫu quần này vì sợ già hơn tuổi. Nhưng không, bạn sẽ khá bất ngờ khi kết hợp quần tây và áo thun đó nhé. 

Với 2 items không mấy ăn ý nhưng nhưng khi mặc cùng nhau lại mang đến cho các bạn gái sự tươi trẻ không kém phần chỉn chu mà một sinh viên cần có. Có rất nhiều kiểu dáng quần tây và áo thun ấn tượng cho bạn thỏa thích lựa chọn. 

Hơn nữa, môi trường đại học cũng không quá gò bó nên bạn có thể đổi gió với quần tây xẻ tà hay ống rộng thay vì những mẫu quần ống đứng truyền thống nhé! Bên cạnh áo thun trơn, bạn cũng có thể phối quần tây với áo thun kẻ caro, áo thun họa tiết. Đừng quên sơ vin vạt áo vào bên trong nếu không muốn luộm thuộm hay già nhé.

#3. Cách phối đồ cho sinh viên nữ với quần jeans và áo blouse/sơ mi

Quần jeans và áo sơ mi là những món đồ an toàn, quen thuộc nhưng không hề nhàm chán. Xét trên phương diện kín đáo, thanh lịch thì khó có món đồ nào vượt mặt được cặp đôi này. Nếu bạn sợ quần jeans hay áo sơ mi khá cứng nhắc, bức bí thì hãy biến hóa chúng với những kiểu dáng mới lạ hơn nhé.

Quần jeans kết hợp với áo sơ mi kẻ form rộng
Quần jeans kết hợp với áo sơ mi kẻ form rộng. (Ảnh: thoitrangmac.com.vn)

Thay vì mặc những chiếc áo sơ mi thông thường, bạn có thể chọn những mẫu sơ mi form rộng hay cách điệu như áo tay loe bánh bèo hoặc áo tay phồng đậm nét retro. Nếu bạn là cô nàng yêu cái đẹp chắc chắn sẽ không lạ lẫm gì với các món đồ siêu hot như mũ baker boy, phụ kiện neckerchief… để làm mới cho set đồ của mình.

#4. Chân váy midi suông và áo thun dài tay

Nếu trước đây bạn không dám mặc chân váy midi khi đến trường thì giờ đây nó chắc chắn sẽ là đứa con cưng trong tủ đồ lên giảng đường của bạn. Set đồ chân váy midi kết hợp với áo thun dài tay chắc chắn sẽ giúp bạn trông nổi bật hơn ở lớp trong những ngày se lạnh.

Nếu ngại lố quá thì bạn có thể chọn chân váy midi suông thay vì xòe bồng bềnh hoặc bèo nhún. Áo thun dài tay cũng có nhiều kiểu dáng cực kỳ phong cách, xinh xắn dành cho bạn nên không cần phải quá lo lắng đâu nhé. Đừng quên sơ vin áo để giúp set đồ của bạn trông gọn gàng hơn đồng thời an gian một chút chiều cao. 

Giày búp bê có dây buộc, sandal cột dây hay giày sneaker đều là những phụ kiện tuyệt vời giúp bộ outfit của bạn trông hoàn hảo hơn. Bạn sẽ trở thành một cô sinh viên sành điệu trong set đồ này.

#5. Chân váy ngắn và áo blazer

Sự kết hợp chân váy ngắn và áo blazer khá táo bạo, mang lại cho bạn nhiều ấn tượng nổi bật trong mắt người nhìn. Nếu bạn đang muốn thoát khỏi những phong cách quá an toàn thì hãy thử ngay set đồ này nhé!

Chân váy ngắn kết hợp với áo blazer vừa trẻ trung, vừa thanh lịch
Chân váy ngắn kết hợp với áo blazer vừa trẻ trung, vừa thanh lịch. (Ảnh: nhipsongtreonline.com)

Chắc chắn không ai phàn nàn vì bạn mặc chân váy ngắn đến trường. Bởi nó mang lại cho bạn nét tươi trẻ nhờ chân váy ngắn nhưng lại không kém phần thanh lịch, chỉn chu nhờ áo blazer. Cả 2 items này đều không quá kén chọn phụ kiện đi kèm, bạn có thể mang theo túi xách đeo chéo, túi tote vải hoặc kính mắt trong.

Chắc chắn với 5 gợi ý về cách phối đồ cho sinh viên nữ trên đây sẽ giúp bạn không còn phải loay hoay chọn đồ mỗi sáng trước khi lên giảng đường nữa rồi đúng không. Mong rằng, chỉ từ những món đồ quen thuộc cộng thêm chút khéo léo trong mix đồ là bạn có thể nổi bật hơn rất nhiều.

Xem Trang Sản Phẩm

Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng

Posted: 17 Jul 2020 03:06 AM PDT

Đeo một sợi dây chun ở cổ tay có vẻ rất tiện dụng cho chị em, bởi họ có thể dùng nó để buộc tóc lên bất cứ lúc nào. Nhất là vào mùa hè nóng nực, đôi khi bạn chỉ muốn cột tóc thật gọn gàng mà kiếm được sợi dây thun buộc tóc lại không phải là điều dễ dàng. Thế nên, cứ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay là tiện mọi đường.

Thế nhưng, từ góc độ sức khỏe, các bác sĩ phải khuyến cáo rằng chị em tuyệt đối đừng bao giờ đeo dây thun, dù là dây thun buộc tóc ở cổ tay. Lý do là vì nó có thể tăng những rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe của bạn bất kì lúc nào.

Chị em đừng bao giờ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay: Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - Ảnh 1.

Nếu bạn chưa tin thì hãy tham khảo trường hợp của Audree Kopp đến từ Mỹ

Theo thông tin trên Cbsnews, Audree Kopp có thói quen đeo dây thun buộc tóc ở trên cổ tay mọi lúc mọi nơi. Cô cho biết mình cũng không suy nghĩ gì nhiều về thói quen này để rồi sau đó chính điều này đã khiến cô suýt chút nữa thì bị nhiễm trùng huyết .

Ban đầu, Audree nhận thấy có một vết sưng ngày càng lớn trên cổ tay. Tình trạng sưng ngày càng tồi tệ và Audree được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để uống. Nhưng vết sưng vẫn tiếp tục phát triển, vì vậy cô đã đến bệnh viện và được biết phẫu thuật khẩn cấp. Hóa ra, cô có một ổ áp-xe lớn ở phía sau cổ tay.

Bác sĩ phẫu thuật cho cô, Amit Gupta tại NortonCare, cho biết, vi khuẩn từ chiếc dây thun buộc tóc của Adree có khả năng đã xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và nang lông của da, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Rất may là Audree đã được phẫu thuật kịp thời chứ không cô có thể sẽ bị nhiễm trùng huyết.

Chị em đừng bao giờ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay: Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - Ảnh 2.

Trường hợp của Audree Kopp đến từ Mỹ bị nhiễm trùng do đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay.

Mặc dù khả năng nhiễm trùng như của cô Audree Kopp rất hiếm, nhưng các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên đeo dây buộc tóc ở cổ tay, nhất là khi dây quá chặt và càng không nên đeo trong thời gian dài. Giặt dây buộc tóc thường xuyên cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trên đó một cách đáng kể.

2 mối nguy hiểm bạn có thể gặp nếu đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay

Nói đến chuyện “không đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay”, nhiều người sẽ cho rằng là vì như thế không phong cách chút nào. Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chọn đeo vòng đeo tay hoặc đồng hồ, vừa hiện đại lại thanh lịch. Thế nhưng, bạn có biết không, ngoài chuyện ảnh hưởng đến phong cách thì thói quen đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng theo 2 cách sau:

Dẫn đến nhiễm trùng da

Chuyên gia về mạch máu và phóng xạ Adam Gropper, chủ sở hữu của trang Vivid Vein cho biết, làn da của bạn là lớp bảo vệ lớn nhất của cơ thể chống lại vi trùng. Nhưng một khi da bị tổn thương thì khả năng bảo vệ sẽ bị kém đi.

Chị em đừng bao giờ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay: Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - Ảnh 3.

Đeo dây buộc tóc mềm ở cổ tay có thể sẽ không gây ra nhiều thiệt hại cho da nhưng nếu là dây buộc tóc óng ánh, bằng kim loại hay có góc cạnh thì rất có thể tạo ra những vết xước nhỏ trên da, từ đó “mở ra cánh cửa” cho vi khuẩn đi vào cơ thể.

Tiến sĩ Gropper cho biết, bất cứ thứ gì trên dây buộc tóc phá vỡ rào cản của da, dù chỉ một chút, cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đối với các vết xước lớn, nguy cơ nhiễm trùng càng cao.

Bên cạnh đó, bởi vì bạn thường xuyên sử dụng dây buộc tóc nên chúng sẽ nhiễm tất cả các loại vi khuẩn. Ngay cả những chun buộc tóc mới cũng không đảm bảo an toàn. Nên khi đeo ở tay có nghĩa là các vi khuẩn gây bệnh luôn “rình rập” để xâm nhập vào cơ thể bạn bất kì lúc nào.

Ảnh hưởng đến lưu thông máu

Tiến sĩ, bác sĩ Faisal Tawwab, một bác sĩ gia đình tại Mỹ cho biết, đeo một chiếc dây buộc tóc chặt ở cổ tay có thể gây ra các vấn đề về lưu thông trong cơ thể. Đeo dây buộc tóc ở cổ tay được coi là chặt nếu như nó để lại vết lõm trên da da hoặc không thể trượt lên xuống hay tuột khỏi cổ tay bạn.

Chị em đừng bao giờ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay: Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - Ảnh 4.
Chị em đừng bao giờ đeo dây chun buộc tóc ở cổ tay: Lý do thì có nhiều nhưng đây là 2 lý do ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng - Ảnh 5.

Với sự đàn hồi liên tục ấn vào cổ tay, máu của bạn cùng với các tế bào miễn dịch và oxy trong cơ thể sẽ khó lưu thông. Đặc biệt nếu bạn đang bị thương, cần máu, oxy và tế bào miễn dịch để chữa lành vết nhưng mà những thứ này “đến chậm” thì việc chữa trị sẽ bị chậm trễ, vết thương sẽ lâu lành hơn. Tất cả những điều này có thể góp phần gây ra bệnh nhiễm trungnf, tiến sĩ Gropper cho biết.

Vậy nên, đừng bao giờ đeo dây buộc tóc ở cổ tay là tốt nhất. Còn nếu việc này là cần thiết tại một số thời điểm thì bạn nên chọn loại dây không có khả năng gây tổn thương da, đeo rộng rãi và nhớ là luôn phải làm sạch chúng, nhất là sau mỗi lần buộc tóc.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem Chi Tiết >>

Ghế ngồi xe hơi Opal (Robin Red) MAXI- COSI 85258997

Posted: 17 Jul 2020 02:03 AM PDT

Đặc điểm sản phẩm:

– Trọng lượng nhẹ

– Chất liệu vải cao cấp luôn mềm mại cho da của bé

– Dễ dàng kết hợp cùng với xe đẩy Maxicosi nhằm tiện lợi cho bố mẹ

– Mái che rộng giúp bé thoải mái ngủ ngon trong lúc di chuyển

85258997 copy copy

Thành phần nguyên liệu: Nhựa PE, PP,PVS và vải cao cấp, sắt

Hướng dẫn sử dụng: Dùng cho xe hơi chở trẻ nhỏ

Hưỡng dẫn bảo quản: Để chỗ thoáng mát, khô ráo

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

Tên sản phẩm: Ghế ngồi xe hơi Opal (Robin Red) MAXI- COSI 85258997

Xuất xứ: Úc

Thương hiệu: MAXI COSI

Tên, địa chỉ nhà sản xuất: Dorel Australia LTD, 655-685 Somerville Road, Sunshine West,  Victoria 3020 – Australia

Độ tuổi sử dụng: 0 – 48 tháng tuổi

Kich thước( dài x rộng x cao): 64.2 x 50 x 32.8 cm

Trọng lượng: 13.385 kg

Chính sách bảo hành:

1. Điều kiện được bảo hành: 

– Thời gian bảo hành 12 tháng tính từ ngày bán hàng được in trên hóa đơn của concung

– Sản phẩm thiếu chi tiết, thành phần cấu tạo của sản phẩm, khác với mô tả trong Hướng dẫn sử dụng đi kèm.

– Chi tiết được bảo hành: khung sườn sản phẩm. Không áp dụng cho các chi tiết: vải bọc, bánh xe

2. Những trường hợp không được bảo hành:

– Những sản phẩm không thể xác định được nguồn gốc mua tại NKID, NKID có quyền từ chối bảo hành.

– Sản phẩm đã quá thời hạn 12 tháng bảo hành

– Sản phẩm bị hư hỏng do tác động cơ học làm rơi, vỡ, va đập, trầy xước, móp méo, ẩm ướt, hoen rỉ hoặc do hỏa hoạn, thiên tai gây nên.

– Sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng do chuột bọ hoặc côn trùng xâm nhập.

– Sản phẩm bị hư hỏng do sử dụng không đúng sách hướng dẫn.

– Tự ý tháo dỡ, thay đổi cấu trúc sản phẩm, sử dụng sai hướng dẫn, sử dụng linh kiện không đúng.

Lưu ý:

Cài dây đai an toàn khi cho bé vào ghế

Xem Chi Tiết >>

Xe đẩy 4 bánh Nomi (Gold Rush SAFETY1ST, H2188EU-GR)

Posted: 16 Jul 2020 11:00 PM PDT

Đặc điểm sản phẩm:

– Chỗ để chân có thể điều chỉnh

– Bánh xe có thể tháo rời

– Đệm ngồi có thể tháo rời (kháng khuẩn tự nhiên, lưới thoáng khí)

– Phanh ở bánh trước và sau

H2188EU-GR copy copy

Thành phần nguyên liệu: Nhựa ABS, PP, Vải cotton

Hướng dẫn sử dụng: Chở  trẻ nhỏ

Hưỡng dẫn bảo quản: Để chỗ thoáng mát, khô ráo

THÔNG TIN SẢN PHẨM:

Tên sản phẩm: Xe đẩy 4 bánh Nomi (Gold Rush SAFETY1ST, H2188EU-GR)

Xuất xứ: Trung Quốc

Thương hiệu: SAFETY 1ST

Tên, địa chỉ nhà sản xuất: Shenzhen Xingyuan Co, Ltd, Shenzhen Xingyuan Co, Ltd, 

Kích thuóc( dài x rộng x cao): 88 x 45 x 23 cm

Trọng lượng: 7kg

Chính sách bảo hành:

1. Điều kiện được bảo hành: 

– Thời gian bảo hành 12 tháng tính từ ngày bán hàng được in trên hóa đơn của Con Cưng

– Sản phẩm thiếu chi tiết, thành phần cấu tạo của sản phẩm, khác với mô tả trong Hướng dẫn sử dụng đi kèm.

– Chi tiết được bảo hành: khung sườn sản phẩm. Không áp dụng cho các chi tiết: vải bọc, bánh xe

2. Những trường hợp không được bảo hành:

– Những sản phẩm không thể xác định được nguồn gốc mua tại NKID, NKID có quyền từ chối bảo hành.

– Sản phẩm đã quá thời hạn 12 tháng bảo hành- Sản phẩm bị hư hỏng do tác động cơ học làm rơi, vỡ, va đập, trầy xước, móp méo, ẩm ướt, hoen rỉ hoặc do hỏa hoạn, thiên tai gây nên.

– Sản phẩm có dấu hiệu hư hỏng do chuột bọ hoặc côn trùng xâm nhập.

– Sản phẩm bị hư hỏng do sử dụng không đúng sách hướng dẫn.

– Tự ý tháo dỡ, thay đổi cấu trúc sản phẩm, sử dụng sai hướng dẫn, sử dụng linh kiện không đúng.

Xem Chi Tiết >>

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ

Posted: 16 Jul 2020 10:29 PM PDT

Bệnh tật thường không chừa một ai, nhưng cũng không đến ngay như một thanh sắt rơi vào đầu bạn mà nó là một tiến trình đi theo lối sống từ chính những thói quen và hành động thường ngày. Nếu hằng ngày chúng ta thường xuyên theo dõi những dấu hiệu thay đổi của cơ thể để đi khám và điều trị kịp thời thì có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Ngược lại, nếu chủ quan với bệnh tật, cho rằng những bệnh nhỏ không nghiêm trọng, không gây đau đớn thì sẽ rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như hai căn bệnh dưới đây, ban đầu chỉ là những bệnh lý rất phổ biến và không khó để chữa trị, nhưng nếu chủ quan, bệnh rất dễ tiến triển sang giai đoạn khó chữa hơn, thậm chí thành ung thư ảnh hưởng đến tính mạng.

1. Gan nhiễm mỡ phát triển thành ung thư gan

Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 – 4% trọng lượng của gan. Nhưng với bệnh nhân gan nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5-10% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ là một loại bệnh khá phổ biến mà rất nhiều người có thói quen coi thường vì cho rằng nó căn bản không gây ra mối đe dọa lớn cho cơ thể, cũng không gây đau đớn hay ngứa ngáy.

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ - Ảnh 1.

Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ.

Nhưng cách nghĩ này là một sai lầm lớn, gan nhiễm mỡ nếu không được kiểm soát kịp thời nó sẽ dần phát triển thành ung thư gan thông qua các giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: 

Gan nhiễm mỡ chia làm 2 loại, gan nhiễm mỡ đơn thuần và viêm gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ đơn thuần, tức là tế bào gan có tích tụ mỡ, gan to lên có mỡ ở trong đó, gan không bị viêm, chức năng gan hoạt động gần như bình thường. Còn viêm gan nhiễm mỡ tức là cũng tích tụ mỡ nhưng gây ra tình trạng viêm gan (làm hư hoại tế bào gan).

Có rất nhiều người mắc gan nhiễm mỡ đơn thuần và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đặc trị.

Giai đoạn 2: Phát triển thành viêm gan nhiễm mỡ

Nếu gan nhiễm mỡ đơn giản không được kiểm soát kịp thời, các chất béo trong gan sẽ tiếp tục tăng lên và lúc này gan sẽ trở thành “kho” dự trữ chất béo. Các chất béo đi vào cơ thể đều bao phủ xung quanh gan khiến gan không thể thực hiện chức năng hô hấp bình thường, dinh dưỡng cũng không được đưa đến gan. Tình trạng này sẽ gây ra viêm gan và viêm gan nhiễm mỡ.

Giai đoạn 3: Xơ gan

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ - Ảnh 2.

Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Tình trạng viêm gan nặng hơn sẽ kích thích sự phát triển của các mô sợi trong gan. Khi các sợi xơ càng nhiều, gan càng bị tổn thương, hoại tử tế bào gan, biến đổi cấu trúc gan, hình thành mô sẹo chai cứng dẫn tới bệnh lý xơ gan. Biểu hiện của bệnh xơ gan có thể là xuất huyết tiêu hóa, phù chân, trướng bụng, hôn mê gan,… Tỉ lệ tử vong có thể lên đến 85% trong vòng 5 năm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng đắn.

Giai đoạn 4: Ung thư gan

Khi tình trạng viêm gan, xơ gan không được điều trị, các tác nhân xấu tiếp tục tấn công gan dẫn đến hệ thống miễn dịch và các chức năng trong cơ thể sẽ biến đổi bất thường. Điều này làm suy giảm chức năng giám sát sự xuất hiện của khối u trong hệ thống miễn dịch, các tế bào đột biết không được loại bỏ dẫn đến ung thư gan.

Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?

Khi biết mình mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ngay lập tức cần thay đổi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn và kê đơn phù hợp tiến hành trị liệu kết hợp tái khám định kỳ để đề phòng gan nhiễm mỡ tiếp tục phát triển hình thành những bệnh lý nghiêm trọng hơn.

2. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày

Theo số liệu thống kê, có 80% người Trung Quốc mắc bệnh viêm dạ dày, trong đó có từ 50-80% người bị viêm dạ dày mãn tính. Viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày qua một quá trình khá chậm và thường trải qua 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Viêm dạ dày

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ - Ảnh 3.

Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém.

Viêm dạ dày là bệnh rất phổ biến, các triệu chứng cũng khá nhẹ chủ yếu thể hiện chức năng tiêu hoá kém. Từ giai đoạn này đến ung thư dạ dày là cả một khoảng cách rất xa.

Giai đoạn 2: Viêm teo niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày thoái hoá và teo dần theo độ tuổi con người. Có 20% những bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính bị viêm teo niêm mạc dạ dày. Không phải cứ viêm teo niêm mạc dạ dày là sẽ bị ung thư dạ dày, nhưng trường hợp này thường có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn người bình thường. Viêm teo niêm mạc dạ dày nếu được điều trị thích hợp sẽ không dẫn đến ung thư dạ dày.

Giai đoạn 3: Thay đổi cấu trúc dạ dày hay tiền ung thư

Viêm dạ dày thường xuyên tái phát sẽ ảnh hưởng tới việc hồi phục của niêm mạc dạ dày. Việc này sẽ làm sản sinh một số vi khuẩn bất thường trong đường ruột, trường hợp này được gọi là tổn thương tiền ung thư.

Hai căn bệnh cực kỳ phổ biến và rất dễ phát triển thành ung thư, bạn cần ngăn chặn ngay từ bây giờ - Ảnh 4.

Giai đoạn 4: Ung thư dạ dày

Khi các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần hay di căn qua hệ thống bạch huyết sẽ gây ra ung thư dạ dày.

Làm thế nào để phòng ngừa tình trạng này?

Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến, có tiên lượng tốt và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị kịp thời. Để ngăn ngừa viêm dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày cần chú ý kiểm tra sức khoẻ định kỳ và duy trì một thói quen ăn uống tốt, tạo một môi trường tốt cho dạ dày.

Theo Nhịp sống Việt

Xem Chi Tiết >>

      edit

0 nhận xét:

Đăng nhận xét