“Phải vật lộn với chứng mất ngủ trong thời gian dài, người phụ nữ này không ngờ tới đây lại là triệu chứng cảnh báo một tình trạng rối loạn hiếm gặp” plus 5 more |
- Phải vật lộn với chứng mất ngủ trong thời gian dài, người phụ nữ này không ngờ tới đây lại là triệu chứng cảnh báo một tình trạng rối loạn hiếm gặp
- Top những loại phao bơi và bể bơi hot nhất mùa hè cho bé
- Căn bệnh ca sĩ Ưng Hoàng Phúc mắc, nhiều người Việt cũng gặp vì làm việc sai tư thế
- Cách phối đồ đi du lịch ngày mưa cho nữ chuẩn hot trendy?
- Căn bệnh ung thư nhiều phụ nữ Việt mắc phải có tiên lượng tốt hơn các loại ung thư khác
- Phong cách đi biển cho nữ béo sành điệu và thon gọn
Posted: 16 Jul 2020 08:56 PM PDT Từ khi còn nhỏ, Heather Barrow, 41 tuổi, đã gặp phải rất nhiều triệu chứng sức khỏe bất thường. Người phụ nữ này kể lại: "Răng của tôi trong suốt và cũng có nhiều lỗ sâu khi còn bé. Sau khi học cấp ba, tôi bị tụt lợi chân răng cửa rất nặng đến nỗi phải nhổ răng". Barrow đã nghĩ đây là những triệu chứng bình thường cho đến khi cô đối mặt với chứng mất ngủ. Mọi chuyện bắt đầu sau khi bà mẹ của hai con này làm phẫu thuật cắt bỏ khối u không gây ung thư ở tuyến giáp vào năm 2012. Barrow thường xuyên đi kiểm tra tuyến giáp sau đó. Tuy nhiên, khi bác sĩ nội tiết của cô nghỉ hưu vào năm 2017, người phụ nữ này quyết định đến gặp một bác sĩ đa khoa để kiểm tra sức khỏe. Sự nhầm lẫnMất ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Barrow: "Bác sĩ đã đọc sai kết quả xét nghiệm và tăng liều Synthroid, một loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp tôi đang dùng". Cô đã uống thuốc này kể từ khi cắt bỏ khối u ở tuyến giáp. Kể từ đây, những dấu hiệu bất thường bắt đầu xuất hiện. Người phụ nữ này chia sẻ: "Tôi sụt cân nhanh chóng, huyết áp tăng cao đột ngột, thường xuyên cảm thấy lo lắng và hoảng loạn vô cớ". Barrow quay lại khám bác sĩ và được kê thêm thuốc trị lo âu. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn khi triệu chứng mất ngủ xuất hiện. Người phụ nữ này cho biết: "Đột nhiên tôi không thể ngủ được, 3-4 đêm liên tiếp thức trắng". Barrow cuối cùng phải đến bệnh viện vì nhịp tim lúc nghỉ ngơi quá cao. Sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện cô bị cường giáp nghiêm trọng vì uống quá liều thuốc Synthroid. Họ cũng giải thích những triệu chứng như sụt cân, hoảng loạn và huyết áp tăng cao do điều này gây ra. Các triệu chứng chuyển biến tốt hơn sau khi cô uống thuốc đúng liều, ngoại trừ chứng mất ngủ. Một bác sĩ nội tiết đã từng khuyên Barrow uống melatonin nhưng không đem lại hiệu quả. Cô chia sẻ: "Tôi bắt đầu tự hỏi liệu các vấn đề về giấc ngủ có thực sự do nội tiết tố gây ra hay không và xem lại các kết quả xét nghiệm máu. Tôi thực hiện 4-6 lần mỗi năm vì theo dõi tuyến giáp". Đây là lúc người phụ nữ này nhận ra một điều các bác sĩ đã từng lưu ý trước đó. Xét nghiệm cho thấy cô có hoạt độ phosphatase kiềm (ALP) ở mức thấp. Sự thật sáng tỏALP là một loại enzim được tìm thấy trên khắp cơ thể, chủ yếu nằm ở gan, xương, thận và hệ tiêu hóa. Nồng độ ALP cao có thể là triệu chứng của bệnh gan hoặc rối loạn xương. Không những vậy, mức độ enzim này thấp cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm, suy dinh dưỡng hoặc thiếu phosphatase, một bệnh di truyền hiếm gặp ảnh hưởng đến xương và răng. Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP) có khả năng đo lượng ALP trong máu. Barrow đã tự tìm hiểu và phát hiện ra ALP thấp là hiện tượng hiếm gặp. Cô cho biết: "Tôi tìm trên Google mọi thông tin về tình trạng này và hầu hết các kết quả đều chỉ tới một chứng rối loạn xương hiếm gặp. Khi đọc các triệu chứng của bệnh giảm phosphatase máu như rụng răng và gãy xương, tôi liên tưởng ngay tới những vấn đề về răng từng gặp phải khi còn bé". Barrow đã đi khám tại viện Mayo và được chẩn đoán mắc bệnh thiếu phosphatase. Bác sĩ đã giải thích tất cả các vấn đề bất thường cô gặp phải, bao gồm cả hiện tượng mất ngủ. Cơ thể cần ALP để hấp thụ vitamin B6 và những triệu chứng liên quan đến tâm trạng như lo lắng, mất ngủ đều do thiếu loại vitamin này. Quá trình điều trị bệnh thiếu phosphat không hề dễ dàng. Người mắc cần tiêm thuốc hàng ngày, dù phương pháp này chưa được nghiên cứu rộng rãi và rất tốn kém. Các bác sĩ khuyên cô nên điều trị ngay từ bây giờ để tránh bệnh có khả năng chuyển biến xấu đi trong tương lai. Qua câu chuyện của bản thân, Barrow muốn gửi tới lời nhắn đối với tất cả mọi người đang phải đấu tranh để tìm câu trả lời cho các triệu chứng gặp phải. Người phụ nữ này chia sẻ: "Bạn biết cơ thể mình hơn bất cứ ai. Nếu cơ thể đang nói với bạn một điều gì đó không ổn, hãy tin vào điều đó và tìm tới chuyên gia để giải đáp. Bạn có thể tìm ra một căn hiếm gặp mà không phải ai trong số các bác sĩ của bạn từng nghe nói đến". Theo Nhịp sống Việt |
Top những loại phao bơi và bể bơi hot nhất mùa hè cho bé Posted: 16 Jul 2020 07:07 PM PDT |
Căn bệnh ca sĩ Ưng Hoàng Phúc mắc, nhiều người Việt cũng gặp vì làm việc sai tư thế Posted: 16 Jul 2020 06:39 PM PDT Bệnh hay gặp từ làm việc sai tư thế Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc từng chia sẻ với báo giới rằng bản thân anh bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này đã khiến nam ca sĩ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, có lúc tưởng chừng phải buông bỏ sự nghiệp, kí giấy phẫu thuật vì quá đau. Nguyên nhân của căn bệnh này có thể là do sai tư thế trong sinh hoạt, ngồi xe lâu hoặc tập luyện không đúng cách. Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chia sẻ đã phải chịu nhiều đau đớn vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Ảnh TL Theo BS Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức), thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý cơ xương khớp khá phổ biến và ngày càng trẻ hóa. Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý khi đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống bị trượt, lệch ra khỏi vị trí ban đầu do thoái hoá tuổi già, làm việc sai tư thế hay tai nạn, chấn thương vùng cột sống. Mặc dù bệnh không đe dọa đến tính mạng nhưng thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, đúng cách. Người bệnh sẽ có những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khó khăn trong di chuyển, vận động. Biến chứng nguy hiểm thường gặp là rối loạn cảm giác do chèn ép thần kinh; rối loạn cơ thắt; teo cơ chân tay, thậm chí liệt hoàn toàn, nói cách khác là tàn phế. PGS.TS Hà Hoàng Kiệm – nguyên Trưởng khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (BV 103) cho rằng, đĩa đệm cấu tạo gồm nhân nhày ở giữa, bao quanh nhân nhày là vòng sợi. Khi chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm, tức nhân của đĩa đệm đã thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh và gây đau nhức. Đĩa đệm khi bị thoái hóa hoặc thoát vị, thể tích đĩa đệm giảm, khoảng cách khoang gian đốt sống giảm gây di lệch hai diện khớp đốt sống. Các kích thích đau gây co cứng cơ cũng gây lệch vẹo cột sống, thúc đẩy quá trình thoái khoá khớp đốt sống và kích thích gây đau, tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Đa phần thoát vị đĩa đệm gặp ở người lớn tuổi do thoái hóa tự nhiên vì tuổi tác. Bởi càng già xương khớp, đĩa đệm càng trở nên lão hóa và rất dễ bị bào mòn, tổn thương. Nhưng hiện nay, rất nhiều người trẻ mắc phải do một số nguyên nhân khác như ngồi làm việc sau tư thế hoặc lao động nặng, làm việc quá sức…; do tai nạn, chấn thương; chế độ sinh hoạt không hợp lý, còn nhiều thói quen xấu như dùng chất kích thích, thuốc lá trong một thời gian dài, ăn uống không khoa học, thiếu chất. Bên cạnh đó, người bị béo phì, thừa cân cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao vì trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên đĩa đệm. Chú ý biểu hiện để điều trị sớm Theo các chuyên gia, người bệnh khi bị thoát vị đĩa đệm tùy vào vị trí bị mà biểu hiện khác nhau. Song đều có triệu chứng giống nhau là cảm giác đau ở rễ thần kinh hoặc vùng cột sống. Các cơn đau thường theo từng đợt, kéo dài khoảng 1- 2 tuần. Nhiều người có cảm giác đau âm ỉ như bị kim châm, kiến cắn, có lúc đau dữ dội. Đặc biệt, khi người bệnh cúi người xuống hoặc ho, hắt hơi càng đau nhức hơn. Cơn đau thường lan xuống các bộ phận khác trên cơ thể từ đốt sống cổ đến vai, gáy, cánh tay…. Chẳng hạn, người bị thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng gây đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa một hay cả hai bên. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây đau cổ, đau vai gáy, đau cánh tay… Tùy vào mức độ nặng nhẹ đề điều trị thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Điều trị bảo tồn bằng dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, chống viêm, chế độ sinh hoạt…; vật lý trị liệu với các biện pháp massage, châm cứu, liệu pháp nhiệt… Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm sẽ áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với việc điều trị bảo tồn từ 6 tháng đến 1 năm. PGS.TS Hoàng Kiệm khuyên, khi có bất kể vấn đề gì về xương khớp, cột sống, người bệnh cần đi khám để phát hiện, điều trị kịp thời. Tránh dùng thuốc theo mách bảo vừa mất thời gian điều trị bệnh vừa dễ gặp biến chứng nguy hiểm. Nếu dùng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… cũng cần tìm đến các cơ sở uy tín có giấy phép hoạt động chính thức của Bộ Y tế. Phương pháp kéo giãn cột sống giúp điều chỉnh lại các di lệch, đặt lại vị trí khớp đốt sống, điều chỉnh tư thế lệch vẹo cột sống, giúp giảm đau, giảm tiến triển của quá trình thoái hoá khớp đốt sống. Để phòng tránh bệnh, chuyên gia khuyến cáo mọi người chú ý rèn luyện, tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không quá sức để nâng cao thể lực. Đặc biệt là giữ cột sống vững chắc với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Làm việc, học tập ngồi đúng tư thế, tránh cúi người khiêng vác vật nặng; tránh mọi chấn thương cho cột sống; Giảm cân với những người béo phì…. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng theo hướng dẫn của kĩ thuật viên vật lý trị liệu. Có thể đi bộ trên nền phẳng, bơi, đạp xe. Phương Thuận |
Cách phối đồ đi du lịch ngày mưa cho nữ chuẩn hot trendy? Posted: 16 Jul 2020 01:27 PM PDT |
Căn bệnh ung thư nhiều phụ nữ Việt mắc phải có tiên lượng tốt hơn các loại ung thư khác Posted: 16 Jul 2020 07:02 AM PDT TS.BS Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K cho hay ung thư tuyến giáp là bệnh hay gặp nhất trong ung thư các tuyến nội tiết (chiếm 92-95%) và chiếm 3,6% các bệnh ung thư nói chung. Theo Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (Globocan) vào năm 2018, ung thư tuyến giáp đứng thứ 11 trong tổng số các ca ung thư ở cả hai giới với khoảng 567.000 ca mắc mới hàng năm, đứng thứ 5 trong số các loại ung thư ở nữ giới và ngày càng có xu hướng gia tăng. TS.BS Ngô Xuân Quý, Trưởng khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K. Ảnh: Thái Hà Tại Việt Nam, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất với 5.418 ca mắc mới. Theo số liệu riêng tại khoa Ngoại đầu cổ, hàng năm khoảng 3.000 bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp được phẫu thuật, trong đó chủ yếu là ung thư tuyến giáp và có xu hướng năm sau nhiều hơn năm trước. Cũng theo TS.BS Ngô Xuân Quý, hầu hết các loại ung thư đều có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu liên quan tới môi trường, thuốc lá, ăn uống, nhiễm vi sinh vật… Tuy nhiên, riêng đối với ung thư tuyến giáp có thêm hai nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân được phát hiện ngày càng cao. Thứ nhất, trình độ nhận thức của người dân ngày một tăng. Không ít bệnh nhân khi có triệu chứng bất thường đã chủ động đi khám tại Bệnh viện K để nhận được lời khuyên và tư vấn từ rất sớm. Thói quen khám sức khoẻ định kỳ, tầm soát phát hiện sớm ung thư nói chung, ung thư tuyến giáp nói riêng đã được hình thành. Tỷ lệ phát hiện bệnh gia tăng, người bệnh thường phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, có phương án điều trị kịp thời. Khám tuyến giáp cho nữ bệnh nhân ở bệnh viện K. Ảnh: Thái Hà Thứ hai, việc ứng dụng rộng rãi các phương tiện chẩn đoán u tuyến giáp trong cộng đồng không chỉ tại Bệnh viện K mà còn nhiều bệnh viện, phòng khám khác, đặc biệt là siêu âm. Hiện phần lớn bệnh nhân ung thư tuyến giáp đến khám và điều trị tại Bệnh viện K do tình cờ phát hiện hoặc khám sức khoẻ định kỳ mà không có triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên vẫn còn không ít người bệnh đến viện trong tình trạng khối u, hạch vùng cổ có kích thước lớn, xâm lấn rộng gây chèn ép các cơ quan xung quanh như khí quản, thực quản, dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây ra các triệu chứng tương ứng như khó thở, nuốt vướng, khàn tiếng… Về điều trị, hiện nay, có 3 phương pháp điều trị chính bệnh ung thư nói chung, đó là phẫu thuật, xạ trị và điều trị nội khoa. Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Trong trường hợp phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, bệnh nhân có thể được điều trị Iod 131 và hormon thay thế giúp bổ sung hormon tuyến giáp duy trì hoạt động của cơ thể giúp duy trì bệnh ổn định lâu dài. Hoá chất thường ít có hiệu quả hơn trong điều trị ung thư tuyến giáp. Tại bệnh viện K đã có đầy đủ các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp như phẫu thuật, điều trị Iod-131, xạ trị ngoài và liệu pháp nội tiết. Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm, tiên lượng tốt hơn so với những loại ung thư khác. Theo TS Quý, dù đa số các bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển chậm, nhưng việc phát hiện sớm bệnh ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị. Những khối u nhỏ, chưa di căn hạch nhiều thường có kết quả điều trị rất tốt. Ngược lại, những bệnh nhân có khối u lớn, tiến triển nhanh, di căn hạch nhiều thì kết quả phẫu thuật không tốt bằng và thường để lại nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn như khàn tiếng, hạ canxi, nuốt sặc, rò bạch huyết… Bệnh viện K đã ứng dụng nhiều phương pháp khoa học, kỹ thuật hiện đại để điều trị ung thư tuyến giáp: Phẫu thuật cắt tuyến giáp qua đường miệng; đưa vào sử dụng khu điều trị I 131… Đặc biệt, điều trị I 131 và nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp được bảo hiểm y tế chi trả, giúp giảm thiểu chi phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi cũng như hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. T.Nguyên |
Phong cách đi biển cho nữ béo sành điệu và thon gọn Posted: 16 Jul 2020 12:49 AM PDT |
You are subscribed to email updates from News Shop Xinh Xinh Blog. To stop receiving these emails, you may unsubscribe now. | Email delivery powered by Google |
Google, 1600 Amphitheatre Parkway, Mountain View, CA 94043, United States |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét